Thuốc có thể điều trị bệnh và làm giảm bớt các triệu chứng, nhưng cũng có thể phát sinh các tác dụng phụ bất lợi. Việc uống thuốc không đúng cách sẽ tiềm ẩn những nguy hại cho sức khỏe...

Bất kỳ loại thuốc nào đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng

Thuốc được dùng để phòng ngừa và chữa bệnh. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích thì thuốc có thể gây ra một số nguy cơ cho người sử dụng. Bất kỳ loại thuốc nào, kể cả vitamin, thuốc bổ đều có khả năng 'gây hại' cho người sử dụng nếu không được dùng đúng cách.

Bất kỳ loại thuốc nào đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nếu không uống đúng cách.

Vì vậy điều quan trọng nhất cần nhớ là khi có bệnh nên dùng thuốc do bác sĩ kê đơn theo đúng chỉ định, không được tự ý tăng giảm liều lượng, khoảng cách dùng thuốc. Bởi dùng quá liều cũng không có lợi ích mà tăng nguy cơ bất lợi, dẫn đến ngộ độc thuốc, thậm chí tử vong.

Trong quá trình điều trị nên tái khám theo lịch trình hẹn của bác sĩ và thông báo cho bác sĩ biết rõ về bất kỳ phản ứng phụ nào nếu có khi sử dụng thuốc. Qua đó, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh tăng hoặc giảm liều lượng hoặc chuyển sang một loại thuốc khác phù hợp hơn.

Không giới thiệu cho người khác các loại thuốc do bác sĩ chỉ định cho mình, cũng như không tự ý mua thuốc uống theo lời mách bảo của người khác. Vì các triệu chứng và tình trạng thể chất là khác nhau giữa các cá nhân nên mỗi đơn thuốc do bác sĩ chỉ định sẽ chỉ dành riêng cho một cá nhân cụ thể.

Làm thế nào để uống thuốc đúng cách

Không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ giống nhau, và hầu hết chúng sẽ giảm dần sau khi sử dụng thuốc một thời gian. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm buồn nôn, táo bón và chóng mặt.

Các loại thuốc khác nhau có thể tương tác với nhau và một số có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Ví dụ, thuốc an thần không nên dùng chung với đồ uống có cồn. Do đó, nên thông báo cho bác sĩ trong quá trình tư vấn y tế về những loại thuốc mình đang sử dụng và tuân thủ những hướng dẫn trên nhãn thuốc để tránh nguy hiểm.

8 điều cần lưu ý khi uống thuốc:

1. Hiểu rõ về cách sử dụng thuốc (ví dụ: uống với nước, đặt dưới lưỡi, nhai trước khi nuốt, hít vào, đưa vào trực tràng hoặc bôi ngoài...).

2. Đọc kỹ nhãn thuốc và chú ý đến các chi tiết bao gồm liều lượng, lịch dùng thuốc, hiệu quả, chống chỉ định và tác dụng phụ. Ví dụ, một số loại thuốc nhất định có thể gây buồn ngủ và do đó có thể gây nguy hiểm nếu phải vận hành máy móc và lái xe

sau khi dùng thuốc.

3. Trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên dùng cùng lúc nhiều loại thuốc, kể cả thuốc bắc, thuốc nam, thảo dược và thuốc tránh thai để tránh tương tác thuốc.

4. Trong trường hợp xảy ra phản ứng có hại, như phát ban, đau đầu và đau bụng, hãy ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

5. Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì một số loại thuốc có thể đi vào nhau thai hoặc sữa mẹ và gây tác động xấu đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

6. Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc và loại bỏ những thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng.

7. Các loại thuốc nói chung cần được cất giữ ở nơi khô ráo và thoáng mát, nhưng một số loại thuốc, như các sản phẩm insulin và thuốc kháng sinh dạng lỏng, cần được giữ trong tủ lạnh theo quy định trên nhãn. Không bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả. Thuốc cần được bảo quản đúng cách để tránh nguy cơ trẻ vô tình uống nhầm.

8. Hầu hết các loại thuốc uống như viên nén nên được nuốt toàn bộ với nước. Không được bẻ nhỏ hoặc nghiền viên thuốc trước khi dùng trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe như dược sĩ.

Theo SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh
Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN