Thời tiết thất thường như hiện nay khiến các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao. Biểu hiện ban đầu thường gặp nhất là trẻ có triệu chứng ho. Tuy nhiên, đây là phản xạ có lợi, vì sẽ làm sạch đường thở, làm long đờm nhầy ra khỏi niêm mạc của trẻ.

1. Không tự dùng thuốc ho cho trẻ

Ho là một biểu hiện thường gặp ở trẻ, đây là một triệu chứng của rất nhiều bệnh. Ho cũng là triệu chứng của nhiều nguyên nhân gồm: Hô hấp; tim mạch (suy tim trái); tiêu hóa (do trào ngược dạ dày thực quản); tác dụng phụ của thuốc; tâm lý…
Về phân loại có ho khan và ho có đờm. Trong đó ho khan là ho không có đờm do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm siêu vi hay trẻ hít phải tác nhân gây kích ứng (khói thuốc lá, phấn hoa, mùi khó chịu…).

Đối với ho có đờm là khi ho có tiết nhiều đờm đặc hoặc loãng do viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, hen suyễn.

Hiện thuốc để điều trị ho chia thành 3 loại: Thuốc chống ho; thuốc hỗ trợ điều trị ho và thuốc trị ho thảo dược. Dựa vào đặc tính của từng loại thuốc và tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ có phương hướng chỉ định.

Khi trẻ bị ho, nhiều cha mẹ cho trẻ uống một số thuốc theo dân gian như: Lá hẹ, hoa hồng bạch, đường phèn, mật ong, chanh… và kết quả sẽ diễn ra theo hai chiều hướng: Một số trẻ giảm dần ho rồi hết, nhưng ngược lại, một số trẻ ho nặng lên, ho nhiều đờm, sốt, khò khè… và lúc này mới đi khám thì tình trạng đã nặng, thậm chí rất nặng và có một số biến chứng như viêm tai giữa, viêm thanh, khí, phế quản, phổi. Để tránh các hệ lụy không mong muốn, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Ho là một biểu hiện thường gặp ở trẻ. Ảnh minh hoạ.

2. Theo dõi trẻ ho khi nào cần nhập viện?

Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần để ý đến diễn biến của bệnh. Về mức độ ho, nếu trẻ ho dưới 3 tuần được xem là ho cấp tính; từ 3 - 8 tuần là ho bán cấp tính; trên 8 tuần trở lên là ho mạn tính.

Vì vậy, cha mẹ cần để ý tiếng ho của trẻ thật kĩ, từ đó có thể tiên lượng được khi nào cần cho trẻ tới gặp bác sĩ.

Cha mẹ cần cho trẻ tới ngay các cơ sở y tế để có sự hỗ trợ của bác sĩ trong các trường hợp:

- Trẻ ho sâu, tiếng ho cảm nhận từ lồng ngực, trẻ mệt nhiều, ho ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ… để tìm nguyên nhân, mức độ nặng của bệnh, xác định hướng điều trị, vì đây là một trong những biểu hiện diễn biến nặng của bệnh, có thể trẻ đã bị viêm mũi xoang, viêm phổi, viêm phế quản, trào ngược dạ dày- thực quản.

- Ho kèm sốt.

- Ho kèm nôn trớ.

3. Chăm sóc trẻ bị ho tại nhà

Nếu trẻ ho khan, cha mẹ chắc chắn ho chỉ nông ở ngay họng, trẻ không mệt, không quấy khóc, ăn uống bình thường.

Cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc sau tại nhà và theo dõi diễn biến của biểu hiện ho, cũng như toàn trạng của trẻ.

+ Pha loãng mật ong hoặc nước chanh ấm, đường phèn và mật ong… cho trẻ uống ít một, nhiều lần trong ngày.

+ Cho trẻ ăn ít hơn, chia nhiều bữa, chế độ ăn mềm, loãng.

Nếu trẻ diễn biến tốt: Ho giảm dần, trẻ vẫn ăn, chơi và ngủ bình thường… duy trì thuốc dân gian trong vòng 10 ngày.

Nếu trẻ ho nặng lên, ho thành cơn, bỏ ăn, cảm giác mệt mỏi (không hào hứng tham gia chơi)… cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được điều trị.

Chế độ ăn cho trẻ cần chú ý, bởi khi chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ nhanh khỏi và phòng bệnh tốt hơn. Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn thức ăn nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C như: Cà rốt, cam, bưởi, dâu tây, gấc...

Cho trẻ ăn thức ăn mềm như: Cháo, sữa, cơm nát… ăn các loại canh mát: Rau ngót, bí đao… và cần chia nhỏ bữa ăn, giúp trẻ ho không bị nôn.

‎Một số thức ăn nên tránh khi trẻ bị ho

- Tránh ăn đồ khô cứng (kể cả món ăn yêu thích là bim bim…): Các đồ ăn này sẽ cọ vào niêm mạc họng của trẻ, kích thích làm tăng phản xạ ho.

- Tránh uống đồ có gas, đồ lạnh.

- Tránh ăn đồ tanh như: Tôm, cua, cá…

- Tránh ăn thức ăn được chế biến theo cách chiên, xào… nhiều dầu mỡ.

- Tránh ăn đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ ăn đặc sánh, gây tắc (sốt khoai, sốt chứa bột năng, bột đao, lòng đỏ trứng…)

Lời khuyên thầy thuốc

Khi trẻ bị ho cần cho trẻ tuyệt đối tuân thủ chế độ đơn thuốc, kiểm soát cách uống thuốc, liều thuốc.

Khám lại theo đúng hẹn để bác sĩ xác định tình trạng bệnh của trẻ đã ổn định hẳn chưa, điều trị theo yêu cầu của bác sĩ cho đến khi khỏi hẳn, chứ không phải chỉ giảm triệu chứng.

Không cho trẻ ngủ một mình trong giai đoạn này, vì khi trẻ ngủ nếu bị ho dễ gây trào ngược, sặc vào đường thở…

Không cho trẻ đi chơi xa, đi chơi ở những nơi đông người như công viên, siêu thị… vì lúc này cơ thể trẻ đang giảm sức đề kháng, rất dễ lây nhiễm bệnh từ cộng đồng.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng
7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?
Sự nguy hiểm của ma túy tổng hợp và nguy cơ lây nhiễm HIV
WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho xương
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người dùng
Dấu hiệu bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
Đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em có xu hướng gia tăng
Ai có nguy cơ bị suy thận cấp?
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung
Những lợi ích không ngờ của vắc xin HPV đối với nam giới
Vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Mở rộng độ tuổi tiêm vắc xin ngừa HPV từ 9-45 tuổi
Cần hiểu đúng thông tin về vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang không cần thiết
10 nguyên tắc vàng giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Trước thông tin vắc xin COVID-19 AstraZeneca có thể gây đông máu, chuyên gia nói gì?
Trời nóng, nhiệt độ thay đổi liên tục - cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN