Tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng tránh TNTT cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình trạng trẻ nhập viện do TNTT vẫn rất cao.

Tăng số ca TNTT vào các dịp lễ, tết, nghỉ hè

Trung bình mỗi tuần Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai mổ cấp cứu khoảng 15-20 ca cho các chấn thương mà trẻ gặp phải, riêng con số này tăng lên khoảng 30 ca vào những dịp lễ, Tết, đặc biệt là vào mùa hè khi học sinh nghỉ học, trong đó tai nạn giao thông (TNGT) là đáng lo ngại. Mặc dù TNGT trong thời gian qua có giảm do công tác phòng chống rượu bia được đẩy mạnh, nhưng việc trẻ chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, hoặc xe đạp điện, xe máy điện cũng gây ra TNGT cho chính các em. 

Điển hình như em N.V.H. (15 tuổi, ngụ P.Trảng Dài, Tp.Biên Hoà) đang đi xe máy bị người khác tông vào, làm em bị té ngã. Kết quả, em nhập viện do nứt gót chân, phải nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. 

“Em H. là trường hợp may mắn chỉ bị nhẹ ở gót chân. Có những trường hợp bị TNGT dập nát tay, chân, thậm chí chấn thương sọ não, có em phải sống đời thực vật hoặc không qua khỏi hoặc để lại di chứng rất nặng”,- BS.CKII Phạm Văn Khương, Phụ trách Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng cho biết. 

Em N.V.H. (15 tuổi) bị chấn thương do người khác tông vào khi đang điều khiển xe gắn máy. 

TNTT ở trẻ em rất đa dạng. Ngoài TNGT còn có tai nạn rủi ro trong sinh hoạt như: té ngã từ trên cao, ngộ độc thuốc và hóa chất, bị động vật cắn, hóc dị vật, bỏng nước sôi hay đuối nước... Thậm chí có những ca bị tổn thương nặng do điều trị bằng bài thuốc dân gian, phản khoa học, khiến bệnh tình của trẻ ngày càng nặng hơn.

Đơn cử bệnh nhân V.H.T.L. (5 tuổi, ngụ H.Trảng Bom), bị bỏng hết vùng ngực, cánh tay do dùng bật lửa để chơi. Bà ngoại em L. kể lại, ông ngoại dùng bật lửa để hút thuốc vừa để xuống bàn, thì em L. đã nhanh tay lấy và bật lên. Điều không may mắn đã xảy ra, lửa bén vào áo và bị cháy. Mẹ em nhanh chóng cởi áo, rửa sạch và lấy túyp thuốc xịt bỏng, thay vì đưa em đến bệnh viện để được cứu chữa, gia đình đưa đến một phòng khám tư. Nhưng sau 5 ngày, tình trạng của em trở nên tệ hơn, gia đình mới đưa em đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. “Khi nhập viện, những phần da bị bỏng ở ngực và cánh tay của em đã bị hoại tử. Em được xử lý ban đầu là vạt hết những phần da bị hoại tử, điều trị bằng kháng sinh liều cao. Sau này, em L. còn phải trải qua nhiều đợt điều trị để hạn chế thấp nhất việc bị rút ở nách, phẫu thuật ghép da trên cơ thể… Nếu gia đình đưa em đến bệnh viện sớm thì việc cứu chữa sẽ tốt hơn và đỡ tốn kém hơn”, -BS Khương chia sẻ. 

Theo số liệu của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, từ đầu năm đến hết tháng 4-2024, có 3.570 ca nhập viện do các loại TNTT. Trong đó TNGT là 580 ca, ngã: 2515 ca; bỏng: 100 ca; Bị súc vật cắn, đốt, húc là 106 ca; Ngộ độc hoá chất, thực phẩm, động vật, thực vật có độc là: 23 ca. Không ghi nhận ca tử vong.

Cần sự quan tâm nhiều hơn từ người lớn 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra TNTT cho trẻ do sự bất cẩn của người lớn như các múi điện trong gia đình bị hở; phụ huynh chở con ở phía trước xe máy khi dừng xe trẻ em vô tình vặn tay ga; chở con trên xe máy không đội nón bảo hiểm; trẻ leo trèo cây cối, leo cầu thang; cho con đi xe máy khi chưa đủ tuổi…

Để phòng chống TNTT, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con em mình ở mọi lứa tuổi. Đồ đạc trong nhà phải xếp gọn gàng, chắc chắn. Đồ điện, phích nước nóng, vật dụng dễ gây thương tích phải để cẩn thận, trên giá cao, chắc chắn để tránh tình trạng vật dụng đó rơi xuống trẻ hoặc trẻ với tới.

BS.CKII Phạm Văn Khương, Phụ trách Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng thăm khám cho em V.H.T.L.

Cha mẹ phải kiểm soát chặt chẽ thời gian sinh hoạt của trẻ. Phải thường xuyên giáo dục, nhắc nhở trẻ không được leo trèo khi không có người lớn. Khi có sự quan tâm, nhắc nhở đúng mực của phụ huynh sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt, phòng tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

“Việc phòng ngừa TNTT bắt đầu từ người lớn, từ những việc nhỏ nhất là khi chở con, cháu của mình luôn có ý thức chấp hành pháp luật như đội nón bảo hiểm cho trẻ. Hạn chế cho con em mình ở bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đi xe máy, xe đạp điện đến trường”,-BS Khương nói.

TNTT không chỉ để lại những di chứng trên thân thể của trẻ mà còn ảnh hưởng về tinh thần rất lớn. Do đó, công tác phòng ngừa TNTT cho học sinh các ngành, các cấp, gia đình, nhà trường cần quan tâm hơn nữa.

Để phòng tránh TNTT cho trẻ, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, trẻ em thường thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng và chưa lường hết được những nguy hiểm xung quanh. Ngoài ra, nhiều trẻ em có tính cách hiếu động, nghịch ngợm cũng dễ bị các TNTT. Do đó, gia đình và nhà trường nên hướng dẫn, giúp các em biết đánh giá tình huống nguy hiểm để phòng, tránh. Đặc biệt là cha mẹ và những người lớn trong nhà phải có kiến thức phòng tránh TNTT và giúp các em tránh được TNTT.

BS Khương cũng khuyến cáo, khi trẻ gặp TNTT, cần phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu đúng cách. Việc sơ cứu đúng cách giúp cho người bị nạn được cấp cứu trong “thời gian vàng” sẽ ít để lại hậu quả trong công tác cứu chữa, góp phần cứu sống được nhiều trường hợp bị TNTT. Hạn chế việc dùng thảo dược, mẹo dân gian như bôi mỡ trăn, kem đánh răng…đặc biệt là các loại dầu nóng lên vết thương. 

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
Ngày An Toàn người bệnh Thế giới 17/9: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh
Các biện pháp tránh thai hiện đại giúp thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
Các rối loạn về mắt do dùng thiết bị điện tử
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn bùng phát dịch sởi
3 loại vắc xin phụ nữ có thai nên tiêm
Cảnh giác bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng
Bệnh đau cổ vai gáy và cách phòng ngừa
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN