Viêm bao gân ngón tay là bệnh lý cơ xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy không nguy hiểm nhưng gây đau, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. 

Mới đây ông Lâm Quốc Ry (65 tuổi, phường Tam Hiệp, TP. Biên Hòa) phải nhập viện để mổ do bệnh lý viêm bao gân ngón tay. Theo ông Ry cho biết, 5 tháng nay ngón tay trỏ của cánh tay phải của ông bị đau, duỗi ra gập vào không được, đau nhức. Ban đầu ông đã điều trị bằng thuốc tây nhưng không đỡ, nên ông chuyển qua điều trị bằng thuốc đông y. Tuy nhiên tình trạng bệnh của ông không cải thiện mà ngày càng nặng lên, nên ông đã đến Bệnh viện ĐK Thống Nhất khám bệnh và được bác sĩ chỉ định mổ.

“Mấy năm trước tôi cũng bị đau, khó co duỗi ở ngón trỏ cánh tay trái và đã mổ rồi. Lần này, tôi bị ở ngón trỏ cánh tay phải, tôi sợ mổ nên uống thuốc điều trị nhưng không hết. Tôi được bác sĩ Bệnh viện ĐK Thống Nhất thực hiện ca mổ, sau mổ 1 ngày, tôi thấy tình trạng nhẹ hơn, bác sĩ nói theo dõi một vài hôm có thể xuất viện” – ông Ry nói.

BS.CKI Trần Chí Hậu, Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng Bệnh viện ĐK Thống Nhất cho biết, ông  Ry làm nghề sửa chữa xe ô tô, thường xuyên sử dụng ngón tay trong công việc, dẫn đến bao gân dày lên, được bác sĩ chẩn đoán viêm gân cấp. Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt ròng rọc A1 giải phóng cọng gân, ca mổ chỉ mất 5 -10 phút, tình trạng bệnh nhân sau mổ ổn định.

BS.CKI Trần Chí Hậu, Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng Bệnh viện ĐK Thống Nhất thăm khám cho bệnh nhân Lâm Quốc Ry sau phẫu thuật. 

Cũng theo BS Hậu, viêm bao gân ngón tay là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp ngón tay, dẫn đến hiện tượng chít hẹp bao gân. Lúc này, ngón tay sẽ gặp khó khăn, cảm giác đau nhức, cứng khi thực hiện cử động gập hay duỗi. Tình trạng có thể xảy ra ở một hoặc nhiều ngón cùng lúc, đôi khi gây cản trở nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Viêm bao gân ngón tay có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số triệu chứng bất thường, bao gồm: bị đau nhiều vào buổi sáng nhiều, đơ cứng ngón tay, gấp vào duỗi ra khó khăn. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ bóp ngay đoạn rọng rọc A1 bệnh nhân sẽ đau, còn những vị trí khác không đau.

Nhiều trường hợp viêm tiến triển nặng, ngón tay thậm chí bị cố định ở tư thế gấp. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người có công việc hoặc sở thích đòi hỏi phải thực hiện lặp đi lặp lại cử động nắm chặt. Ngoài ra, viêm bao gân gấp ngón tay cũng thường gặp ở những người tuổi trung niên, phụ nữ thường gặp hơn nam giới và thường gặp ở những người phải sử dụng ngón tay nhiều. Những người bị bệnh rối loạn nội tiết như tiểu đường, gout… cũng thường đi kèm căn bệnh này.

Theo BS Hậu, viêm bao gân ngón tay thường chỉ gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà ít để lại biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì thế mà chủ quan. Nếu tình trạng không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và để lại nhiều vấn đề nguy hiểm. Cụ thể như: Nhiễm trùng (dấu hiệu dễ nhận biết là các khớp ngón tay bị nóng và viêm); Ngón tay sẽ bị kẹt vĩnh viễn ở tư thế gấp: Điều này khiến sinh hoạt, vận động hàng ngày gặp phải rất nhiều khó khăn và bất tiện; Nhiều ngón tay có thể bị cứng, tê cùng lúc, gây cảm giác đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt.

“Người dân khi có dấu hiệu bệnh cần đi khám sớm để được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Ở mức độ nhẹ bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp điều trị nội khoa, nếu tình trạng nặng bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để giải phóng bao gân, giúp gân gấp không bị chèn ép” – BS Hậu cho biết thêm.

Bệnh viêm bao gân ngón tay thường gặp ở người lao động sử dụng ngón tay nhiều. Do vậy để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên lặp lại nhiều lần một động tác của bàn tay. Với những người làm công việc phải thường xuyên vận động ngón tay, nên có bài tập giúp các ngón tay thư giãn; Tránh sử dụng các loại thiết bị, máy móc tạo độ rung; Xây dựng chế độ nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý; Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày, Canxi, Vitamin C; Cầm nắm các dụng cụ thể thao có kích thước vừa vặn; Thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh cho cổ tay và ngón tay.

Gia Nhi

Share with friends

Bài liên quan

Tìm hiểu về vi rút Herpes
[Infographic] Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin, bữa tiệc
Phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non
Liên cầu lợn: Mối nguy hiểm ẩn sau những món ăn ưa thích
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy
Can thiệp sớm có vai trò quan trọng cho cả trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội
Đau lưng và những điều cần biết
[Video] Nội soi đại tràng – Chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Hội chứng Down thế giới năm 2025: Cải thiện hệ thống hỗ trợ của chúng ta
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota cha mẹ cần lưu ý
Ngày Thính giác thế giới 3/3: Các biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách
Gánh nặng bệnh tật từ tác hại của thuốc lá mới
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Trẻ tăng động giảm chú ý – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong những ngày Tết
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN