Theo thống kê ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới và thứ 5 tại Việt Nam chỉ đứng sau ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư vú. Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh 

Dù có biểu hiện bất thường khi đại tiện trong nhiều tháng nhưng bà T.T. L. (65 tuổi, ngụ P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) không đi thăm khám vì chỉ nghĩ bị nóng trong người. Cho đến khi đi ngoài ra máu nhiều ngày liền, bà mới đến bệnh viện nội soi thì phát hiện bị u đại tràng, nhưng do chồng bà vừa mổ ung thư tuyến giáp, không ai chăm sóc nên bà chưa điều trị và ở nhà tự điều trị bằng các loại lá cây theo chỉ dẫn trên mạng. Đến khi đi ngoài ra máu nhiều hơn, da tay vàng, người suy nhược, bà mới nhập viện để điều trị, rất may trường hợp bà L. vẫn còn can thiệp được bằng cách mổ cắt bỏ 1 đoạn đại tràng, sau mổ bác sĩ dặn dò bệnh nhân phải tái khám định kỳ xem có tái phát không.

BS.CKI Nguyễn Xuân Trường - Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, đại tràng hay còn gọi là ruột già, đây là bộ phận cuối cùng của hệ tiêu hóa nằm áp cuối nối liền với ống hậu môn. Tùy thuộc vào cơ thể và giới tính mà đại tràng có chiều dài khác nhau, ở người trưởng thành đại tràng thường dài từ 1,5 đến 1,9m. Cấu tạo của đại tràng chia thành 3 phần chính gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng. Nhiệm vụ của đại tràng là tiếp nhận và hấp thu hết các phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết một cách triệt để ở ruột non, sau khi hấp thu các chất dinh dưỡng thì tiếp tục chuyển các chất dinh dưỡng vào máu và cung cấp cho cơ thể, đồng thời tạo ra môi trường kiềm để phân hủy hết các thứ mà môi trường a xít trong dạ dày và ruột non không thể tiêu hóa được. Ngoài ra đại tràng còn có chức năng hấp thu nước để đưa vào thận, biến thức ăn đã tiêu hóa thành phân, vì vậy nếu chức năng của đại tràng gặp vấn đề thì chúng ta sẽ gặp tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy... 

Người dân nên nội soi đại, trực tràng khi có dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm bệnh, nếu có.

Theo bác sĩ Trường, ung thư đại tràng thường bắt đầu xuất hiện ở lớp niêm mạc, đây là lớp trong cùng của đại tràng, ung thư đại tràng nguy hiểm vì gây tử vong ở hàng thứ 4 trên thế giới và thứ 5 ở Việt Nam, bệnh ban đầu hầu như không có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Ung thư đại tràng giai đoạn sớm thường không có triệu chứng và chỉ có thể phát hiện qua các kết quả cận lâm sàng. Tuy nhiên, có một số triệu chứng mà chúng ta nên lưu ý khi đã mắc bệnh gồm: đi cầu ra máu, thay đổi thói quen đi cầu từ 1 lần lên thành 2 hoặc 3 lần trong ngày, thay đổi tính chất của phân như đang đi bình thường thì bị táo bón hoặc phân lỏng có thể kèm theo máu, các triệu chứng muộn hơn như sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu, bụng trướng… tuy nhiên những triệu chứng này xuất hiện sẽ đồng nghĩa khối u đã di căn.

Bác sĩ  Trường cho biết, có đến 80% người mắc bệnh thường không có nguyên nhân điển hình, một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng gồm: Trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh nhất là những người đã mắc ung thư đại tràng trên nền Polyp, những người mắc bệnh viêm loét ruột mãn tính, điều này sẽ làm cho niêm mạc đại tràng bị viêm kéo dài dẫn đến sẽ hình thành khối u, những người đã từng mắc Polyp đại tràng cũng có nguy cơ tiến triển thành ung thư đại tràng sau một thời gian do các tế bào bị đột biến tại thành các tết bào ung thư.

Chủ động tầm soát và phát hiện sớm để điều trị kịp thời

“Để chủ động phát hiện ung thư đại tràng, hiện nay phương pháp nội soi đại tràng được xem là kĩ thuật phổ biến và có thể chẩn đoán chính xác nhất, ngoài ra còn có phương pháp xét nghiệm tìm hồng cầu, phát hiện máu trong phân, bên cạnh đó là kĩ thuật xét nghiệm tìm DNA trong phân, đây là kĩ thuật xét nghiệm khá tiến bộ hiện nay. Khi thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng, nên kết hợp nhiều phương pháp cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh với nhau” - BS Trường khuyến cáo. 

Theo bác sĩ Trường, ung thư đại tràng được chia làm 5 giai đoạn gồm: giai đoạn rất sớm (giai đoạn không) lúc này tế bào mới chỉ nằm trên bề mặt chưa xâm lấn đến các cấu trúc; giai đoạn 1 lúc này tế bào ung thư đã phát triển và xâm nhập qua các lớp niêm mạc; giai đoạn 2 tế bào ung thư đã phát triển đến lớp cơ và ở lớp vỏ của thành ruột, giai đoạn 3 phát triển và di căn vào hạch và giai đoạn 4 đã phát triển xa đến nhiều nơi khác trong cơ thể. Nếu mắc bệnh ở giai đoạn 0 đến giai đoạn 2 người bệnh có thể được chữa khỏi, tùy vào các giai đoạn của bệnh bác sĩ sẽ cho phẫu thuật cắt bỏ, nạo hạch vùng tương ứng và kết hợp hóa trị nếu cần thiết. Ở mỗi giai đoạn đều sẽ có chỉ định phẫu thuật can thiệp nhằm xử lý triệt để hoặc nhằm kéo dài sự sống cho bệnh nhân, sau điều trị bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ để theo dõi các biến chứng và đánh giá các tái phát sau phẫu thuật.

Để phòng ngừa ung thư đại tràng, theo bác sĩ Trường cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, ít ăn thịt đỏ, dầu mỡ, hạn chế đạm và tăng chất xơ, uống nhiều nước và không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích. Tập luyện thể dục thường xuyên, nâng cao sức khỏe. Nên tầm soát ít nhất 1 năm 1 lần, nhất là đối với những người trên 50 tuổi, người có tiền sử bị polyp đại đàng, những người có bố hoặc mẹ đã mắc ưng thư đại tràng thì nên đi tầm soát sớm hơn tuổi 50.

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
[Video] Tọa đàm: Nhận diện sớm triệu chứng rối loạn tâm thần - Điều trị và phòng ngừa
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì?
Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với trẻ vị thành niên
[Video] Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[Video] Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cường giáp
[Video] Chế độ ăn phòng ngừa bệnh tim mạch
[Video] Cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Tọa đàm: Phục hồi chức năng – giảm nguy cơ tàn phế sau tai biến mạch máu não
[Video] Bệnh tăng huyết áp - Những ai dễ mắc và phòng ngừa như thế nào?
Ai cũng có thể mắc viêm gan B nếu không biết cách phòng tránh
[Video] Những dấu hiệu nhận biết về bệnh mạch vành
[Video] Dấu hiệu nhận biết và thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ
Hiệu quả phối hợp đa chuyên ngành trong điều trị phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
[Video] Toạ đàm: Viêm gan B - "Sát thủ" thầm lặng
[Video] Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Những rào cản
[Video] Tọa đàm: U xơ tử cung và những điều cần biết
Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp 17/5: Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Hiệu quả từ mô hình câu lạc bộ phòng chống bệnh không lây nhiễm
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN