Từ đầu năm 2024 đến nay, công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn TP.Long Khánh tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo của UBND thành phố cùng sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, nhất là lực lượng y tế trên địa bàn, do vậy tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) vẫn trong tầm kiểm soát, không có ca tử vong.  

Tăng cường hoạt động giám sát, truyền thông 

Trong 6 tháng đầu năm 2024 toàn thành phố đã ghi nhận 137 ca mắc SXH, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2023 (137/128 ca mắc). Địa phương có số ca mắc cao là phường Bảo Vinh (45 ca). 

BS.CKI Trương Văn Rạng - Phó giám đốc Trung tâm Y tế TP.Long Khánh cho biết, hàng tuần Trung tâm thực hiện công tác giám sát phát hiện các ca mắc bệnh mới tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, Bệnh viện Công ty Cao su Đồng Nai, từ báo cáo của các Trạm Y tế, các phòng khám đa khoa tư nhân và phản hồi của các bệnh viện tuyến trên. Hằng ngày cập nhật tình hình dịch, bệnh trên địa bàn TP.Long Khánh từ các cơ sở y tế trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống tích cực và hiệu quả. 

Trung tâm Y tế đã tăng cường công tác giám sát dịch tễ, kiểm soát chặt chẽ các ổ dịch cũ, phát hiện sớm và cùng với các trạm y tế tiến hành xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh đầu tiên trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận được thông tin, không để bùng phát thành dịch ra diện rộng theo quy định của Bộ Y tế. 

Cộng tác viên Y tế đến tận nhà người dân phát tờ rơi tuyên truyền về phòng chống bệnh Sốt xuất huyết.

Theo bác sĩ Rạng, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố như loa phát thanh, tuyên truyền lưu động, treo panô, băng rôn, cờ phướn. Tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử thành phố và Trang Fanpage Tiêu điểm Long Khánh; phát tờ rơi, tổ chức cho các hộ dân ký cam kết diệt lăng quăng. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống Sốt xuất huyết lần thứ 13, Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023. Qua đó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân trong phòng chống dịch bệnh. Vật tư, hóa chất phòng chống sốt xuất huyết được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cung cấp đầy đủ, kịp thời. Công tác vệ sinh môi trường, các đợt chiến dịch diệt lăng quăng, phun hóa chất xử lý ổ dịch nhỏ được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế, góp phần hạn chế sự phát triển của véc tơ truyền bệnh… 

Các trường học, cơ sở giáo dục cũng tăng cường tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết; thường xuyên ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy trong khuôn viên trường học, cơ sở giáo dục và tại gia đình của các em học sinh.

Triển khai quyết liệt các biện pháp tại phường có số ca mắc cao 

Là địa phương có số ca mắc SXH cao nhất, thời gian qua Trạm Y tế phường Bảo Vinh đã tham mưu UBND phường ban hành các kế hoạch huy động cán bộ, công chức, ban ngành đoàn thể và các khu phố tăng cường công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường, loại bỏ những vật chứa nước không cho muỗi đẻ trứng và tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, hướng dẫn người dân diệt lăng quăng, muỗi vằn…   

Bà Nguyễn Thị Bảy, ngụ ở khu phố Ruộng Hời, phường Bảo Vinh cho biết, nhà bà thường xuyên thau rửa các dụng cụ chứa nước, vệ sinh sạch sẽ khuôn viên nhà ở để phòng bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên vừa qua có cháu bị mắc sốt xuất huyết nên được cán bộ y tế đến phun hóa chất 2 lần, đồng thời tuyên truyền và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh bệnh, gia đình tôi xin cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh, nhất là cho các cháu ngủ mùng, mặc quần áo dài…

Tổ chức phun hóa chất diện rộng nhằm ngăn chặn Sốt xuất huyết lây lan trên địa bàn phường Bảo Vinh, TP.Long Khánh.

Còn chị Thủy Thị Hoa cũng ngụ ở khu phố Ruộng Hời, phường Bảo Vinh chia sẻ, gia đình chị thường xuyên chứa nước mưa để dùng cho sinh hoạt nhưng luôn che đậy kín lu vại để muỗi không thể đẻ trứng. Sau khi sử dụng thì rửa sạch sẽ úp lại chứ không để ngoài trời. 

Cùng với công tác phòng chống dịch bệnh, việc điều trị cho người bệnh SXH được các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đảm bảo về cơ sở vật chất trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế, thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp SXH chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt vệ sinh môi trường.  

Mặc dù triển khai thực hiện nhiều biện pháp tích cực, nhưng tình hình bệnh SXH những tháng đầu năm 2024 tiếp tục diễn biến phức tạp và tăng so với năm 2023. Hiện cũng đang bước vào mùa mưa, đây là mùa thuận lợi cho quần thể lăng quăng, muỗi phát triển, cùng với đó là ý thức chủ động phòng, chống dịch của một bộ phận người dân chưa cao. Bên cạnh đó, tâm lý người dân còn lơ là, chưa chủ động tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống SXH cụ thể như việc diệt lăng quăng tại hộ gia đình và cộng đồng nơi sinh sống, chưa thường xuyên dọn dẹp, loại bỏ hết các dụng cụ chứa nước không cần thiết; khi mắc bệnh không đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị mà tự mua thuốc về điều trị tại nhà đã làm gia tăng số ca bệnh có diễn tiến nặng do đến cơ sở y tế muộn.

Ông Vũ Đình Thăng, Trưởng Trạm y tế phường Bảo Vinh cho biết, để chủ động phòng chống SXH, không để dịch bệnh bùng phát và lan rộng, trong thời gian tới chúng tôi sẽ triển khai quyết liệt các hoạt động sau: Đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của cộng đồng cùng đồng hành với ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch SXH. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, trường học, cơ quan truyền thông... trong hoạt động phòng, chống SXH. Triển khai các hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và thay đổi hành vi trong công tác phòng, chống dịch bệnh SXH tại địa phương.

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dại
[Infographic] Bệnh sởi và các biện pháp phòng bệnh
Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh ho gà
Lo ngại bùng phát dịch sởi
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Giải đáp các thắc mắc về tiêm phòng sởi
[Video] Bệnh sởi và những điều cha mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe cho con
Lo ngại các bệnh truyền nhiễm quay trở lại do thiếu vắc xin
Dấu hiệu phát hiện sớm và cách phòng bệnh tay chân miệng
[Video] Cảnh báo bệnh sởi gia tăng và cách phòng tránh
Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN