Theo các chuyên gia tiêm chủng vắc xin và chuyên gia nhi khoa, ty lệ phản vệ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi khá thấp. Tuy nhiên, phụ huynh cần đề cao cảnh giác để phát hiện sớm bất thường...

Hầu hết trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, thông qua báo cáo trên thế giới, hầu hết trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường. Một số trường hợp có phản ứng bất thường nhưng tỷ lệ rất nhỏ.

Theo phê duyệt của Bộ Y tế có 2 loại vắc xin phòng COVID-19 tiêm cho trẻ trong nhóm tuổi này là: vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna.

Đối với vắc xin Pfizer, các phản ứng rất thường gặp khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là: Đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm (> 80%), kiệt sức (> 50%), đau đầu (> 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (> 20%), đau cơ và ớn lạnh (> 10%). "Phản ứng này cũng gây ra với đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi khi tiêm vaccine phòng COVID-19"- bà Hồng cho biết;

Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi là: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm;

Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm;

Đối với vắc xin Moderna: các phản ứng rất thường gặp là: Sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp,đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.

Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm và đau khớp;

Phản ứng thường gặp là: Tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm;

Phản ứng ít gặp là: Chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm;

Phản ứng hiếm gặp là: Giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da;

Phản ứng rất hiếm gặp là: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Tính tới ngày 15/3, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhà sản xuất, 66 quốc gia trên thế giới đã cấp phép lưu hành và sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ em 5-11 tuổi.

Một số quốc gia đã triển khai tiêm điển hình là Mỹ, Australia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Nhiều quốc gia châu Âu cũng đã tiêm cả vắc xin Pfizer và Moderna cho trẻ nhóm tuổi này.

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Việt Nam cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tiêm chủng và xử trí với các trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin. Thời gian qua, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm là 5 người trên một triệu liều vắc xin.

Tất cả trường hợp này đều đã được các cán bộ y tế xử trí kịp thời và qua khỏi.

Trẻ 5 đến dưới 12 tuổi cần được theo dõi kỹ 3 ngày sau tiêm vắc xin phòng COVID-19

Liên quan các phản ứng sau tiêm, TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi TW cho biết, thông qua kết quả thực nghiệm và triển khai trên thế giới, tình trạng này ở nhóm trẻ em 5 - dưới 12 tuổi không khác biệt nhiều với trẻ lớn và người trưởng thành.

Cụ thể, trẻ có thể gặp một số phản ứng tại chỗ như sưng, đau tại điểm tiêm nhưng biểu hiện thoáng qua và rất nhanh. Một số phản ứng toàn thân cũng được ghi nhận như mệt mỏi tương tự cúm hay sốt nhẹ trong vài ngày. Ngoài ra, tỷ lệ phản vệ sau tiêm vaccine ở nhóm trẻ 5 - 12 tuổi khá thấp.

Theo TS Hải, các khuyến cáo trước đó về việc theo dõi sau tiêm vắc xin cần được đề cao và thực hiện sát sao hơn với trẻ 5 - dưới 12 tuổi. Cụ thể, chuyên gia nhấn mạnh phụ huynh không để trẻ một mình sau khi tiêm.

"Cha mẹ, người thân phải túc trực bên cạnh trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm. Trong thời gian này, chúng ta cần theo sát trẻ để nhận ra các phản ứng, đặc biệt liên quan tim mạch, phản ứng phản vệ hay tình trạng tương tự viêm đa cơ quan như phát ban, tổn thương niêm mạc. Đây là các dấu hiệu sớm để cảnh giác khi trẻ tổn thương những cơ quan khác" TS Đỗ Thiện Hải lưu ý.

Theo SKĐS

https://suckhoedoisong.vn/nhung-phan-ung-nao-co-the-xay-ra-doi-voi-tre-tu-5-duoi-12-tuoi-khi-tiem-vaccine-phong-covid-19-169220401071653164.htm?fbclid=IwAR0vt4TCy0ZyGkA0dH3PTnUvd7L4mamFvWyzIFcvmte-pY5-oUVk24UusHc

Share with friends

Bài liên quan

Nhiều người trẻ nạp đường vượt khuyến nghị WHO
11 loại thực phẩm giàu natri nên hạn chế để sức khỏe tim mạch tốt hơn
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh
Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN