Sau khi đối phó với các biến thể Alpha, Beta, Gamma và Delta của virus SARS-CoV-2, người dân trên khắp thế giới đã trải qua cơn ác mộng Omicron trong nhiều tháng, với những biến thể phụ mới có khả năng né miễn dịch cao hơn.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, trong những ngày cuối cùng của năm 2022, số ca nhập viện trên khắp đất nước đã tăng đáng kinh ngạc khi biến thể mới của Omicron lây lan nhanh chóng. Khoảng 40% các ca mắc COVID-19 ở Mỹ đã được ghi nhận nhiễm biến thể phụ mang tên XBB.1.5.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), được biết đến với tên gọi “Kraken” vào cuối năm 2022, biến chủng Omicron mới nhất có tên chính thức là XBB.1.5 và được coi là dễ lây lan đáng lo ngại. Hôm 4/1, WHO đã xác nhận XBB.1.5 có “lợi thế tăng trưởng” mạnh nhất so với tất cả các biến thể phụ khác của Omicron.

Bà Van Kerkhove, quan chức của WHO, nói với các phóng viên ở Geneva: “Đây là biến thể phụ dễ lây truyền nhất từng được phát hiện. Nguyên nhân là do các đột biến trong biến thể phụ này cho phép virus này liên kết với tế bào và nhân lên dễ dàng”.

Tuy nhiên, WHO cho biết XBB.1.5 dường như không gây bệnh nghiêm trọng hơn. Đồng thời nhấn mạnh cơ quan này sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu của các cơ sở y tế trên khắp thế giới, tỷ lệ lây nhiễm cũng như các nghiên cứu đang diễn ra trong phòng thí nghiệm về chủng virus mới. 

Biến thể XBB.1.5 là gì?

Biến thể XBB.1.5 của virus SARS-CoV-2 là hậu duệ của XBB - biến thể tái tổ hợp của các chủng phụ BA.2.10.1 và BA.2.75 của biến thể Omicron. XBB đã lây lan mạnh ở một số khu vực của châu Á, cụ thể là Singapore vào đầu tháng 10/2022, nhưng sau đó có vẻ như tốc độ lây lan chững lại và biến mất. 

XBB.1.5 bắt nguồn từ đâu?

Các biến thể phụ mới của Omicron - XBB và XBB.1.5 - đang lây lan trên khắp nước Mỹ. 

XBB.1.5, có đột biến có thể né miễn dịch, lần đầu tiên được phát hiện ở Đông Bắc nước Mỹ, quanh khu vực New York và Connecticut. Theo dữ liệu của WHO, cho đến nay biến thể này đã xâm nhập vào 29 quốc gia và chiếm khoảng 40% tổng số ca mắc COVID-19 ở Mỹ, theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Cơ quan Y tế Công cộng Canada (PHAC) cũng phát hiện 21 trường hợp nhiễm biến thể virus mới này. XBB.1.5 cũng đã được phát hiện ở Anh. Nhiều quốc gia ở châu Âu cũng chứng kiến làn sóng xâm nhập của  biến thể này, nhưng dữ liệu cụ thể hơn vẫn chưa được công bố.

Khả năng lây nhiễm và tử vong của XBB.1.5 

Theo nhà sinh vật học Andy Rothstein, đột biến mới mang tên F486P đã làm gia tăng khả năng xâm nhập tế bào, khiến XBB.1.5 lây lan nhanh chóng. Đột biến này cũng cho phép virus dễ dàng bám vào các thụ thể ACE2 trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhấn khiến XBB.1.5 lây truyền cho con người dễ dàng hơn so với biến thể XBB trước đó. 

Giáo sư Lawrence Young, nhà virus học tại Đại học Warwick, giải thích: “XBB.1.5. là sản phẩm của quá trình tái tổ hợp – sự kết hợp của hai biến thể BA.2 khác nhau. XBB.1.5 có một đột biến quan trọng, được gọi là đột biến F486P, khiến biến thể này có thể tránh ‘tấm chắn’ miễn dịch từ các lần tiêm chủng và mắc bệnh trước đó. Đột biến này cũng làm tăng khả năng lây nhiễm, nó tương tác mạnh hơn với thụ thể ACE2 và do đó xâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn”.

Sự tái tổ hợp này xảy ra khi các bộ gien từ các biến thể virus khác nhau kết hợp với nhau. Quá trình này có thể diễn ra khi một người bị nhiễm 2 hoặc nhiều biến thể virus cùng lúc.

Nhà khoa học Yunlong Richard Cao, trợ lý giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, cũng cho rằng XBB.1.5 vừa có khả năng né các kháng thể bảo vệ cơ thể vừa vượt trội về khả năng liên kết với các tế bào.

Hiện chưa có nghiên cứu sâu về độc lực và tỷ lệ nhập viện, tử vong do chủng này. 

XBB.1.5 có thể kích hoạt làn sóng COVID-19 mới không?

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy XBB.1.5 về cơ bản có khả năng lây nhiễm cao hơn và né khả miễn dịch tốt hơn so với các biến thể Omicron trước đó –  như BA.5 và các dòng phụ của Omicron như BQ.1.

Các nhà khoa học và quan chức y tế công cộng theo dõi biến thể phụ XBB đã bày tỏ lo ngại rằng các chủng virus có nhiều đột biến này có thể khiến vaccine, bao gồm cả mũi vaccine tăng cường, kém hiệu quả hơn. Các nhà khoa học tại Đại học Columbia đã cảnh báo rằng các biến thể phụ thuộc họ XBB có thể “dẫn đến tình trạng gia tăng các ca nhiễm cũng như tái nhiễm”.

Song dù lo ngại về XBB.1.5, Tiến sĩ Ashish Jha, điều phối viên phản ứng COVID-19 của Nhà Trắng, không cho rằng đây là bước lùi lớn của đại dịch. “Nếu mọi người đều thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, chúng ta có thể làm giảm thiểu tác động của biến chủng đối với cuộc sống”, ông nói.

Cảnh báo từ chuyên gia

Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên cập nhật thông tin về vaccine COVID-19. Theo dữ liệu sơ bộ, tiêm mũi tăng cường sẽ cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn trước biến thể XBB.1.5.

Tiến sĩ John Swartzberg, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giáo sư danh dự tại Đại học California thuộc trường Y tế Công cộng Berkeley, cho rằng: “Dù đây không phải biện pháp phòng bệnh lý tưởng, nhưng biện pháp này tốt hơn các biện pháp có thể thực hiện”. 

Các chuyên gia y tế khác cho biết thêm người dân nên ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang ở những không gian đông người và cách ly nếu có triệu chứng mắc bệnh.

Vân Khánh

Share with friends

Bài liên quan

Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dại
[Infographic] Bệnh sởi và các biện pháp phòng bệnh
Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh ho gà
Lo ngại bùng phát dịch sởi
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Giải đáp các thắc mắc về tiêm phòng sởi
[Video] Bệnh sởi và những điều cha mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe cho con
Lo ngại các bệnh truyền nhiễm quay trở lại do thiếu vắc xin
Dấu hiệu phát hiện sớm và cách phòng bệnh tay chân miệng
[Video] Cảnh báo bệnh sởi gia tăng và cách phòng tránh
Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em
[Infographic] Hướng dẫn phòng, chống bệnh bạch hầu
[Infographic] Tiêm vắc xin phòng, chống bệnh bạch hầu
Thành phố Long Khánh đẩy mạnh nhiều biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN