Chiều ngày 10-4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh với 63 tỉnh, thành phố và một số ban ngành. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì. 

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ: Hiện nay trên thế giới một số bệnh truyền nhiễm như ho gà, sởi, sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng. Tại Việt Nam, công tác phòng chống các dịch bệnh ở Việt Nam đã triển khai hoạt động với quan điểm phòng chống dịch từ xa. Một số bệnh truyền nhiễm đang lưu hành vẫn được kiểm soát, nhưng thời gian gần đây vẫn ghi nhận một số bệnh tăng cao như Tay chân miệng tăng cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt sau thời gian dài đã ghi nhận ca tử vong do cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa. Hiện nay,  với sự diễn biến phức tạp của khí hậu, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, công tác phòng chống dịch bệnh cần được tăng cường hơn nữa của các địa phương, các ban ngành. 

TS.BS Trần Minh Hòa – Giám đốc CDC Đồng Nai chủ trì hội nghị tại điểm cầu CDC Đồng Nai.

Theo báo cáo của Cục y tế Dự phòng - Bộ Y tế, 3 tháng đầu năm có gần 10 ngàn ca mắc tay chân miệng trong đó miền Nam: trên 7.500 ca (chiếm 74,1%); miền Bắc: trên 1.300 ca (chiếm 13,3%); miền Trung: trên 1.000 ca (chiếm 9,8%); Tây Nguyên: trên 200 ca (chiếm 2,8%).

Số mắc chủ yếu ghi nhận trong cơ sở giáo dục mầm non, có trên 90% số trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh, nữ cao hơn nam. 

Đường lây bệnh chủ yếu: đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh, nguy cơ lây truyền từ sinh hoạt tập thể của trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.

Cục Y tế dự phòng cũng đánh giá khó khăn công tác chống dịch tại các cơ sở giáo dục như:  Không còn hệ thống cán bộ y tế trường học; Phối hợp, giám sát phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục mầm non chưa hiệu quả. Vì vậy, Cục y tế dự phòng cũng đưa ra một số giải pháp: Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, phòng tránh lây nhiễm; Nâng cao nhận thức, thực hành vệ sinh tay và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ. Vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở giáo dục mầm non: Bảo đảm các phương tiện rửa tay; Thường xuyên khử trùng lớp học, đặc biệt là đồ chơi và bề mặt tiếp xúc như sàn, bàn…Giám sát phát hiện sớm, cách ly, điều trị. Về công tác chỉ đạo, quản lý: đề nghị ngành giáo dục theo dõi, phát hiện sớm ca mắc tại cơ sở giáo dục mầm non và thông báo cho ngành y tế kiểm soát dịch bệnh, thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn. 

Về bệnh cúm A (H9N2), đã ghi nhận 01 ca tại tỉnh Tiền Giang, hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Tp.HCM. Việc kiểm soát nguồn gây bệnh trên động vật nên ngành y tế không thể đơn phương kiểm soát, đòi hỏi có sự phối hợp giữa nhiều ngành, đơn vị, nhất là với ngành Nông nghiệp và PTNT. 

Theo Cục Y tế dự phòng đánh giá cúm A(H9N2) trên gia cầm ít gây bệnh, hơn nữa gia cầm mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên việc giám sát bên Ngành thú y khó khăn. Đây là chủng độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Khả năng lây nhiễm sang người vẫn còn hạn chế, những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh nặng là người có sức đề kháng yếu và chưa có bằng chứng về việc lây nhiễm từ người sang người. 

Dịch Sởi từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 130 ca mắc, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2023;  Bệnh ho gà ghi nhận 118 ca, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ năm 2023; Nguyên nhân được xác định là do gián đoạn trong tỷ lệ tiêm vắc xin trong Chương trình TCMR giảm trong giai đoạn dịch COVID-19…

Công tác tiêm vắc xin của Việt Nam đạt nhiều kết quả. Tính đến năm 2024, toàn quốc có 14 ngàn điểm tiêm chủng. Tỉ lệ tiêm chủng trong cộng đồng tương đối cao. 

Hội nghị cũng đã nghe một số tham luận của Sở Y tế Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đắk Lắk,...

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Bài 2: Hiệu quả thấy rõ từ can thiệp tim mạch
Đồng Nai ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất: Gieo kỹ thuật cao, gặt “quả ngọt”
Áp dụng cùng lúc 4 kỹ thuật mới phẫu thuật cho bệnh nhân bị phình gốc động mạch chủ
Bài 2: Kiosk y tế thông minh: Thêm tiện ích, bớt thủ tục
Ngành Y tế Đồng Nai tuyên dương 256 học sinh "Học giỏi, sống tốt"
Nghị quyết 57-NQ/TW: Bước chuyển mình của ngành Y tế
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7: Nỗ lực hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân
Kết thúc hoạt động Công đoàn ngành Y tế tỉnh Đồng Nai
Dự án VUSTA sơ kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm
Tăng cường truyền thông và hoạt động hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam
[Video] Ra mắt hệ thống điều phối dữ liệu y tế tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai: Tăng cường tuyên truyền, siết chặt quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm những tháng cuối năm 2025
Chi hội Điều dưỡng BVĐK Đồng Nai: Xây dựng đội ngũ điều dưỡng hiện đại, lấy người bệnh làm trung tâm
Đảng bộ Sở Y tế phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân
Cảnh báo nguy cơ với sức khỏe khi dùng dầu ăn chế biến thức ăn chăn nuôi cho người
Phẫu thuật thành công ca gãy xương đùi ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền phức tạp
Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế
Sở Y tế tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ cấp cứu thành công ca ngưng tim

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN