Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào mùa mưa. 

Từ đầu năm đến nay, số mắc sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, trong 4 tháng đầu năm 2025, cả khu vực phía Nam ghi nhận gần 15.800 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 62% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tại 4 tỉnh, thành Đông Nam bộ (gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chiếm hơn 67% tổng số ca mắc toàn khu vực.

Tại Đồng Nai, tính từ đầu năm 2025 đến ngày 22/5/2025, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.650 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2024. 

Hiện nay, tại khu vực phía Nam đã bắt đầu mùa mưa, do đó số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng.

Vì sao sốt xuất huyết thường gia tăng vào mùa mưa?

Vi rút gây bệnh sốt xuất huyết truyền từ người bệnh sang người lành qua đường muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti (dân gian gọi là muỗi vằn) là côn trùng trung gian truyền bệnh. Chính vì thế, các yếu tố như mật độ quần thể muỗi, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, quá trình sinh sản của quần thể muỗi đều ảnh hưởng đến tình hình bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi vằn là loài muỗi “siêu đẻ”, trung bình một vòng đời sống được 1- 2 tháng và cứ sau mỗi lần hút máu no khoảng 3 ngày chúng lại đẻ trứng một lần. Như vậy trung bình một muỗi cái có thể đẻ trứng khoảng từ 8 - 10 lần trong vòng đời của chúng. Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp như vào mùa nóng ẩm, muỗi cái có thể sống kéo dài tới 3 tháng. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 độ C - 25 độ C.

Người dân nên lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến tránh thành nơi muỗi đẻ trứng.

Muỗi vằn thường chọn nơi có nước sạch để đẻ trứng. Nơi ưa thích của chúng là lọ hoa, dụng cụ kê chân chạn, bể chứa nước mưa và các dụng cụ phế thải xung quanh nhà có khả năng chứa nước mưa (vỏ đồ hộp, chai lọ vỡ, mảnh gáo dừa, lốp xe, chum vại…). Trứng muỗi còn có đặc điểm bám vào thành chum vại và có thể tồn tại đến 6 tháng để khô, chỉ cần khi có nước thì lập tức trứng đó phát triển thành bọ gậy (loăng quăng) rồi thành muỗi. 

Chính tập tính sinh sản như vậy nên muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có khả năng sinh sản mạnh và phát triển vào mùa mưa.

Tại khu vực phía Nam, trong đó có Đồng Nai, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và nguy cơ gây dịch bệnh rất lớn. Vì vậy, thời điểm này người dân cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình.

Các biện pháp chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Để chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy kín nắp bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng; thay nước ở các lọ hoa; thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh,... Đồng thời, loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng;

Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, đốt nhang muỗi, bôi kem xua muỗi để phòng muỗi đốt;

Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch;

Hiện nay, tại Việt Nam vắc xin phòng sốt xuất huyết đã được Bộ Y tế phê duyệt lưu hành, sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên. Vắc xin này đã được phê duyệt tại hơn 40 quốc gia, được tiêm dưới da dưới dạng liều 0,5 ml theo lịch trình hai liều, mỗi liều cách nhau 3 tháng. Người dân nên đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh.

BS. Hồ Thị Hồng

Share with friends

Bài liên quan

Ứng phó COVID-19 trong giai đoạn mới: Chủ động, không chủ quan
COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
Dịch bệnh dại còn diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động phòng ngừa
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19
Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi
[Video] Cảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào mùa cao điểm
Không dùng các biện pháp dân gian chữa bệnh dại
Triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh
Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi: Giải pháp kịp thời để kiểm soát dịch bệnh
[Video] Bệnh Sởi không đơn giản như bạn nghĩ – Hãy bảo vệ trẻ bằng vắc xin!
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN