Việc thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp tốt hơn.

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg hoặc đã được chẩn đoán chấn và điều trị trước đó.

Những thói quen ảnh hưởng đến tình trạng tăng huyết áp

Khi bị tăng huyết áp, người bệnh cần thay đổi lối sống để hạn chế những ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt tác động đến huyết áp.

Hạn chế uống rượu bia

Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ (chừng 15ml rượu ethanol, 360ml bia/ngày) sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng, nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp.

Ăn mặn làm tăng huyết áp

Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người rơi vào 15g/ngày. Tuy nhiên có tới 10g muối sẵn có trong thực phẩm tự nhiên. Do vậy mỗi ngày một người chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn là đủ.

Bên cạnh việc giảm lượng muối trong khi chế biến, người bệnh cần hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm trong khi ăn. Đồng thời không dùng các loại thức ăn nhanh, những món ăn chế biến sẵn vì đa phần các loại thực phẩm này có lượng muối khá cao. Trong các loại nước ngọt có gas, bia cũng sẽ có chứa hàm lượng natri cao, thậm chí cao hơn các thực phẩm công nghiệp khác.

Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn đến tình trạng tăng huyết áp của người bệnh.

Trong thực đơn hàng ngày không nên bổ sung quá 5g muối. Cách ước tính 5g muối có thể quy đổi ra bằng 35g xì dầu (3,5 thìa), 8g bột canh (1,5 thìa), 11g hạt nêm (2 thìa), 26g nước mắm (2,5 thìa).

Ngủ không đủ giấc

Nếu ban đêm người bệnh không ngủ đủ giấc, khi ngủ dậy vào buổi sáng có thể gặp cơn tăng huyết áp đột ngột. Việc ngủ đủ giấc giúp điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp và giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng stress, tăng khả năng sáng tạo. Người bệnh cần lưu ý ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, ngủ đúng giờ.

Lười vận động

Tập thể dục đều đặn là cách thức giảm cân, hoạt động thể lực hàng ngày 30-45 phút hầu hết các ngày trong tuần và ít nhất 4-5 ngày trong tuần. Tuy nhiên cần lưu ý tránh các hoạt động thể lực gắng sức ngoài khả năng của từng cơ thể.

Chế độ ăn thiếu khoa học

Chế độ ăn, tập luyện và sử dụng thuốc điều trị là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tăng huyết áp. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần. Người bệnh tăng huyết áp cần ăn đủ bữa, đúng bữa. Trong thực đơn hàng ngày chú ý bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây. Bởi chất xơ trong rau củ quả, ngũ cốc (gạo lứt, các loại đậu…) sẽ có tác dụng chuyển hóa các chất béo, làm hạ huyết áp.

Bên cạnh đó người bệnh nên hạn chế đồ ăn nhiều mỡ và ăn giảm ngọt. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: măng, các loại hạt đậu… Mỗi ngày nên ăn từ 55-85g các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai…

Ngoài ra một số chất béo có nguồn gốc thực vật và các loại dầu thực vật, dầu cá, các loại hạt có chất béo như: hạt hạnh nhân, hạt mè, hạt hướng dương... cũng rất tốt. Người bệnh nên ăn nhiều cá, hải sản đồng thời giảm các loại thịt đỏ (lợn, bò), trứng.

Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Vào mùa hè, thời tiết nóng nực sẽ khiến mạch máu giãn ra và làm hạ huyết áp. Người bệnh cần hạn chế việc ra vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá lạnh gây co mạch đột ngột.

Còn vào mùa đông, thời tiết lạnh khiến catecholamine trong máu tăng gây co mạch làm tăng sức cản dễ tăng huyết áp. Do vậy cơ thể phải được giữ ấm đặc biệt vùng đầu cổ, bàn chân… Người bệnh cần phải mặc đủ ấm cả khi ở trong nhà lẫn ra ngoài. Lưu ý không tập thể dục ngoài trời quá sớm hoặc quá khuya, không nên tắm quá muộn sau 22h.

Không đo huyết áp thường xuyên

Người bệnh tăng huyết áp cần đo huyết áp hàng ngày để theo dõi huyết áp có đạt mục tiêu hay không, hoặc đo bất kì khi nào có dấu hiệu bất thường.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?
Sự nguy hiểm của ma túy tổng hợp và nguy cơ lây nhiễm HIV
WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho xương
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người dùng
Dấu hiệu bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
Đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em có xu hướng gia tăng
Ai có nguy cơ bị suy thận cấp?
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung
Những lợi ích không ngờ của vắc xin HPV đối với nam giới
Vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Mở rộng độ tuổi tiêm vắc xin ngừa HPV từ 9-45 tuổi
Cần hiểu đúng thông tin về vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang không cần thiết
10 nguyên tắc vàng giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Trước thông tin vắc xin COVID-19 AstraZeneca có thể gây đông máu, chuyên gia nói gì?
Trời nóng, nhiệt độ thay đổi liên tục - cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN