Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 ca nghi sởi, 5 ca tử vong liên quan đến sởi. Tổ chức WHO cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi tại nhiều khu vực trên thế giới, nguyên nhân do tỷ lệ tiêm vắc xin thấp.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống bệnh sởi do Bộ Y tế tổ chức ngày 15/3.

Ông Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 38.807 ca nghi sởi trên cả nước, trong đó có 3.447 ca dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 ca tử vong liên quan đến sởi.

Trong đó, khu vực miền Nam ghi nhận số ca cao nhất (57%), miền Trung chiếm 19,2%, miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Một số tỉnh, thành phố có số mắc xu hướng tăng cao gồm: Cao Bằng (582 ca), Nghệ An (737 ca), Quảng Nam (499 ca), Đà Nẵng (2043 ca), Khánh Hòa (1661 ca), Đắk Lắk (621 ca), Gia Lai (1879 ca), Kon Tum (624 ca), Đồng Tháp (1202 ca), An Giang (1046 ca), Lâm Đồng (476 ca).

Các tỉnh, thành phố có số mắc cao nhưng bắt đầu chững lại gồm: Lào Cai (1180 ca), Hà Giang (6.017 ca), Hà Tĩnh (547 ca), Bình Thuận (1208 ca), Bạc Liêu (1167 ca), TP. Hồ Chí Minh (3321 ca), Bình Dương (2085 ca), Đồng Nai (4099 ca), Tây Ninh (668 ca), Cà Mau (1995 ca).

Theo lãnh đạo Cục Phòng bệnh, số ca sốt phát ban nghi sởi phân bố ở các nhóm tuổi, trong đó chủ yếu là trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi với 72,7%; tỷ lệ trẻ dưới 9 tháng tuổi là 15,3% (6 tháng tuổi là 5,4% và từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi là 9,9%.) - đây là nhóm chưa đến độ tuổi tiêm chủng. Số mắc là trẻ nam cao hơn so với trẻ nữ với lần lượt khoảng 55,7% và 44,3%.

Ông Hoàng Minh Đức nhấn mạnh, bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhận định, trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sởi trong thời gian hiện nay, mặc dù Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt các biệt pháp phòng chống bệnh sởi từ cuối năm 2024, tuy nhiên tình hình bệnh sởi vẫn ở mức cao và có nguy cơ tiếp tục gia tăng.

Trên thế giới, năm 2024, tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Trong 5 năm qua, dịch sởi đã bùng phát ở 103 quốc gia, nguyên nhân chính là do tỷ lệ tiêm vaccine thấp (80% hoặc ít hơn).

Theo lãnh đạo Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng.

Đặc biệt, bệnh sởi chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch trong cộng đồng đạt ít nhất 95%.

Theo ông Hoàng Minh Đức cho biết, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi trên cả nước còn thấp, miễn dịch trong cộng đồng không đạt mức để có thể ngăn ngừa dịch bệnh. Có những tỉnh, tỷ lệ tiêm chủng ở các bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh chỉ có 40%, trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin cũng thấp. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, có một bộ phận người dân "Anti vaccine", không đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh. 

Các trường hợp chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ tích luỹ qua nhiều năm cũng tạo khoảng trống miễn dịch làm giảm khả năng bảo vệ trước nguy cơ lây lan. Bên cạnh đó, việc ghi nhận các trường hợp mắc bệnh khi chưa đến độ tuổi tiêm chủng (khoảng hơn 20% trẻ dưới 9 tháng tuổi) làm tăng thêm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Ông Cao Việt Tùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện ghi nhận hơn 1000 ca mắc sởi, trong đó có số ca mắc chưa tiêm chủng chiếm hơn 50%.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến dịch bệnh và báo cáo ngay tình hình. Bên cạnh đó, cần huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành chứ không chỉ có ngành y tế; đồng thời chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, nhất là các vùng có nguy cơ cao để xử lý ngay dịch bệnh.

PV

Share with friends

Bài liên quan

Thành lập Chi bộ Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em
Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Y dược cổ truyền: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
Nhiều lỗi vi phạm an toàn thực phẩm của công ty cung cấp suất ăn công nghiệp tại Nhơn Trạch
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Cùng nhau vì Thalassemia - Đoàn kết cộng đồng, ưu tiên bệnh nhân
Tặng 70 phần quà và suất cơm từ thiện cho bệnh nhân
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai tổ chức lễ phát động vệ sinh tay năm 2025
Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh do não mô cầu
Tập huấn hướng dẫn “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Thay huyết tương - Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Guillain-Barré
“Găng tay không thay được vệ sinh tay”
Bộ Y tế: Tập trung thanh, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội
Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN