Theo Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trong tháng 5-2022 số trẻ nhập viện do tai nạn thương tích (TNTT) là 953 ca, tăng 182 ca so với tháng 4. Trong đó, chủ yếu TNTT do té ngã, kế đến là tai nạn giao thông. Các bác sĩ khuyến cáo, hiện đã vào mùa hè, đây là dịp học sinh được nghỉ học, nguy cơ trẻ gặp TNTT tăng, vì vậy phụ huynh cần quan tâm, nhắc nhở các em phòng tránh để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 

Ngày 4-6, em N.T.T (16 tuổi, ngụ ở xã Vĩnh Tân, H.Vĩnh Cửu) bị tai nạn giao thông lúc đang điều khiển xe máy, hậu quả em bị gãy xương cánh tay, bể xương, xây xát phần mềm trên cơ thể. Sau khi nhập Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, em được mổ để sắp xương bị vỡ, xử lý những phần mềm tránh nhiễm trùng. Hiện tại em vẫn đang điều trị tại bệnh viện.   

Hay bé T.V.T (02 tuổi, ngụ ở phường Long Bình Tân, Tp. Biên Hòa) nhập viện trong tình trạng bỏng nặng ở vùng mặt. Mẹ của bé cho hay chị vừa nấu cháo xong, bé cầm dây nồi kéo, làm cháo đổ vào mặt. Hậu quả bé bị bỏng một nửa khuôn mặt.  

BSCKI. Nguyễn Văn Sửu, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết: số trẻ bị TNTT nhập viện ngày càng tăng, nhất là khi trẻ bắt đầu nghỉ hè. Những ca TNTT thường gặp nhất là tai nạn sinh hoạt như té ngã, bỏng… Nguyên nhân chính của TNTT ở trẻ là do sự lơ là của phụ huynh trong việc chăm sóc và việc bất cẩn trong sinh hoạt hằng ngày của mình hoặc cho trẻ em dưới 16 tuổi đi xe máy…

 Một ca tai nạn giao thông được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

“Xử lý sơ cấp cứu ban đầu rất quan trọng. Chẳng may trẻ gặp những tai nạn như bỏng, cần nhanh chóng tách nạn nhân khỏi tác nhân gây bỏng. Sau đó, làm mát vùng bỏng bằng cách ngâm vào nước sạch trong khoảng 30 phút. Lưu ý, nên sử dụng nguồn nước sẵn có như nước uống, nước máy, nước giếng… và dùng nước mát không dùng nước lạnh, nước ấm vì có thể làm tăng độ bỏng, đồng thời cắt bỏ quần áo khỏi vùng tổn thương. Sau đó, che phủ vết thương cho nạn nhân bằng khăn, vải sạch, bông gạc… và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Tuyệt đối không bôi lên vết bỏng những loại như mỡ động vật, nước mắm hoặc chữa theo mẹo dân gian. Những việc này không làm thuyên giảm mà còn làm tăng nguy cơ nhiềm trùng vết thương, gây khó khăn trong việc chữa trị cho trẻ”, BS Sửu cho biết. 

Bên cạnh đó, đối với những TNTT khác như té ngã ảnh hưởng đến xương, hay ngộp nước cũng cần có nhứng sơ cấp cứu sau đó chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. 

Để hạn chế những tình huống có thể gây tai nạn cho trẻ, BS Sửu khuyến cáo: Ðối với tai nạn do bỏng lửa, nước sôi, để phòng tránh cần giám sát trẻ liên tục, không cho trẻ tới gần khu vực nấu ăn; để các thức ăn vừa nấu chín, nước canh, nước sôi xa tầm với của trẻ. Ðồng thời, để phòng tránh sự cố cháy nổ trong mùa hè nắng nóng, cần thường xuyên kiểm tra các nguồn điện, thiết bị điện để đảm bảo an toàn cho trẻ và cả gia đình. Phụ huynh cũng cần quan tâm phòng tránh các tình huống trẻ ngộ độc thức ăn và thuốc; phòng tai nạn đuối nước, ngoài các nguy cơ, cha mẹ có thể đưa trẻ đi học bơi trong mùa hè. Các tình huống trẻ ngã, nhào lộn khi đi đứng, chạy nhảy, leo trèo, khó có thể tránh khỏi, vì vậy, cần lắp đặt các tấm chắn cửa sổ, cửa cầu thang, thanh chắn để bảo vệ trẻ... 

TNTT xảy ra ở trẻ em luôn là vấn đề đáng suy ngẫm, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ, làm trẻ mất đi khả năng học tập, lao động và để lại những tổn thương tâm lý nặng nề. Do vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm phòng tránh, giám sát kỹ trẻ để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Tìm hiểu về vi rút Herpes
[Infographic] Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin, bữa tiệc
Phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non
Liên cầu lợn: Mối nguy hiểm ẩn sau những món ăn ưa thích
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy
Can thiệp sớm có vai trò quan trọng cho cả trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội
Đau lưng và những điều cần biết
[Video] Nội soi đại tràng – Chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Hội chứng Down thế giới năm 2025: Cải thiện hệ thống hỗ trợ của chúng ta
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota cha mẹ cần lưu ý
Ngày Thính giác thế giới 3/3: Các biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách
Gánh nặng bệnh tật từ tác hại của thuốc lá mới
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Trẻ tăng động giảm chú ý – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong những ngày Tết
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN