Để đáp ứng việc thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế, ngay gần cuối tháng 7-2021 Bệnh viện ĐK Đồng Nai đã thành lập Khu hồi sức tích cực COVID-19 với quy mô 40 giường bệnh. Trong quá trình điều trị, nhận thấy các ca mắc COVID-19 còn có thai phụ, các ca cần mổ ngoại khoa hay kèm bệnh tim mạch, bệnh viện đã thành lập thêm Khu điều trị COVID-19 tầng 2 đặt tại tầng 12 thuộc Khoa Ung bướu để tiếp nhận những bệnh nhân này. Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ bệnh viện đã nỗ lực không ngừng, đưa ra các giải pháp để việc điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân được thuận lợi và tốt hơn. 

Lập thêm khu điều trị tầng 2, bố trí cố định lực lượng điều trị COVID-19 

Khu hồi sức tích cực COVID-19, Bệnh viện ĐK Đồng Nai đi vào hoạt động từ ngày 21-7-2021, với 40 giường bệnh. Đa số những bệnh nhân điều trị tại đây là những bệnh nhân nặng suy hô hấp phải thở máy, ô xy dòng cao… 

Bác sĩ Đinh Cao Minh, Phó giám đốc Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, lúc đầu mới đi vào hoạt động gặp nhiều khó khăn, máy thở thiếu, nguồn nhân lực phải huy động từ các khoa khác nên phải thành lập lại quy trình làm việc, phải tập huấn hướng dẫn cho những nhân viên y tế ở các khoa thông thường cách sử dụng máy thở, chăm sóc bệnh nhân thở máy… để họ từng bước làm quen công việc.

“Thời điểm này phải nói là rất khó khăn, máy thở thiếu nhiều, có thời điểm trên 30 bệnh nhân thở máy, chúng tôi phải huy động ở các khoa khác nhưng không đủ. Ngoài ra, một số nhân viên y tế ở các khoa khác chưa có kinh nghiệm về hồi sức cấp cứu nên đa số các bạn đã từng làm ở khoa hồi sức phải “gồng”, phải nói nước mắt rơi vì quá áp lực, bệnh nhân vào tới tấp mà người làm được việc không nhiều” – BS Minh nói.

Ở ngoài khu hành chính của Khu hồi sức tích cực COVID-19 cũng trang bị hệ thống Camera và Monitor để theo dõi bệnh nhân.

Ban đầu đi vào hoạt động, bệnh viện thực hiện xoay tua trong điều trị, nghĩa là cứ 2 tuần 1 tua vào làm việc sau đó nghỉ 2 tuần và tua khác vào thay. Tuy nhiên, nhận thấy việc xoay tua trong điều trị COVID-19 mất nhiều nhân lực và phải đào tạo, tập huấn lại cho nguồn nhân lực mới, nên trong một thời gian ngắn bệnh viện đã thay đổi cách làm bằng việc bố trí nguồn nhân lực điều trị cố định, và chia thành 3 ca 4 kíp để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.    

“Khi bố trí cố định 70 điều dưỡng, bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện điều trị COVID-19, việc điều trị thuận lợi hơn, chỉ trong thời gian ngắn các bạn nắm bắt được quy trình, vị trí, quen với công việc được giao. Chính vì vậy giúp cho việc cấp cứu nhanh, làm việc quen, chăm sóc tốt, nên bệnh nhân nhanh hồi phục và tỷ lệ tử vong giảm nhiều” – BS Minh cho biết.  

Điều dưỡng chuẩn bị thuốc theo toa của bác sĩ cho bệnh nhân COVID-19 trước khi đưa vào khu điều trị.

Sau khoảng 1 tháng hoạt động, Khu Hồi sức tích cực COVID-19 trở nên quá tải. Trong khi đó có những bệnh nhân phải chạy thận định kỳ, thai phụ, các ca mổ chấn thương, mổ ruột thừa… nhưng triệu chứng bệnh COVID-19 nhẹ cần nằm một khu riêng. Do vậy bệnh viện đã tự thành lập thêm Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tầng 2 ở tầng 12 của bệnh viện với quy mô 100 giường để theo dõi cho những bệnh nhân trên, đồng thời giải tỏa áp lực cho Khu Hồi sức tích cực COVID-19. Theo đó, ở khu này chia thành 2 khu vực, một khu vực gồm 4 phòng bệnh dành cho bệnh nhân thở ô xy, ô xy cao áp; một khu khác dành cho bệnh nhân phẫu thuật, thai phụ… 

Nỗ lực giảm bệnh nhân chuyển nặng, giảm tỷ lệ tử vong  

Theo bác sĩ Minh, để điều trị tốt cho bệnh nhân nặng, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các kỹ thuật như thở máy, lọc máu, lọc thận, để khi bệnh nhân cần là triển khai ngay. Thời gian đầu khó ở chỗ máy thở thiếu, lượng bệnh nhân tăng nhanh, nhưng đến nay bệnh viện được hỗ trợ máy thở nên bệnh nhân có nhiều cơ hội được cứu sống hơn. 

Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tại Khu Hồi sức tích cực COVID-19, BS Võ Trí Quang cho biết, bệnh nhân vào đây đa số triệu chứng nặng, hôn mê, tổn thương phổi cần phải thở ô xy lưu lượng cao, thở máy, lọc máu… Chúng tôi phải theo dõi sát sao từng bệnh nhân để có phương pháp điều trị phù hợp. Tại khu hồi sức cả bác sĩ và điều dưỡng đều phải làm việc cật lực, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. 

“Thời gian đầu do thiếu máy thở cũng như chưa có kinh nghiệm, nên có đợt cao điểm có đến 6-7 ca tử vong/ngày, khiến chúng tôi rất ám ảnh, tuy nhiên dần dần máy thở được bổ sung, chúng tôi cũng được hướng dẫn, tập huấn những kiến thức, phác đồ điều trị mới và áp dụng phương pháp điều trị tốt nhất, lọc máu cho bệnh nhân sớm hơn, nhờ vậy nhiều bệnh nhân nặng đã hồi phục rất tốt” – BS Quang cho biết. 

Kỹ thuật viên tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Khu hồi sức tích cực COVID-19 Bệnh viện ĐK Đồng Nai. 

Theo anh Vũ Ngọc Cương, Điều dưỡng trưởng Khu hồi sức tích cực COVID-19, ban đầu nhận nhiệm vụ điều trị COVID-19 tâm lý của các nhân viên y tế ai cũng lo sợ nhiễm bệnh, vì đây là bệnh mới nên mọi người chưa có kinh nghiệm trong chăm sóc, điều trị. Tuy nhiên nhờ được hướng dẫn, tập huấn nên anh và đồng nghiệp đã dần nắm bắt công việc. Tuy vậy, việc chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 cũng gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân diễn tiến nặng nhanh, nguy cơ lây nhiễm cao nên nhân viên y tế gặp nhiều áp lực. Việc mặc đồ bảo hộ 4 cấp, đeo khẩu trang N95 trong suốt thời gian dài khiến y, bác sĩ mất nước, mất điện giải, và thực hiện các thao tác trong điều trị, chăm sóc cũng khó khăn. Do bệnh nhân COVID-19 không có người thân bên cạnh nên ngoài việc thực hiện khám cữa bệnh, các y lệnh về thuốc men, theo dõi tình trạng sức khỏe, các bác sĩ, điều dưỡng còn chăm chút dinh dưỡng, động viên tinh thần, vệ sinh cá nhân… cho từng bệnh nhân. 

“Một số bệnh nhân tình trạng bệnh nặng, hôn mê, phổi tổn thương hết, chúng tôi cho bệnh nhân thở máy, lọc máu, vận dụng những phương pháp tốt nhất cho họ. Có những bệnh nhân vượt qua được “cửa tử”, dần dần hồi phục và được chuyển về khu điều trị COVID-19 tầng 2, khiến chúng tôi rất vui mừng” – Điều dưỡng Cương cho hay. 

Theo bác sĩ Đinh Cao Minh, khác với Bệnh viện ĐK Thống Nhất là có sữ hỗ trợ về chuyên môn của các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phổi Trung ương, còn Bệnh viện ĐK Đồng Nai hầu như “tự thân vận động”, ngay cả việc lập Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tầng 2 cũng do bệnh viện tự tập, không nằm trong kế hoạch của Sở Y tế. Thời gian qua, Ban Giám đốc cũng như đội ngũ y bác sĩ bệnh viện đã nỗ lực trong việc điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân. Ngoài áp dụng các phương pháp tiên tiến, bệnh viện còn chú trọng dinh dưỡng và phục hồi chức năng, hỗ trợ vận động, tập thở cho bệnh nhân. 

“Chúng tôi chú trọng vừa hồi sức điều trị, vừa nâng cao dinh dưỡng, phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Ở Khu Hồi sức tích cực, do là bệnh nhân nặng nên bệnh viện cử kỹ thuật viên tập luyện cho bệnh nhân. Còn Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tầng 2, những bệnh nhân này triệu chứng nhẹ, đi lại được nên nhân viên y tế hướng dẫn cho từng bệnh nhân tập luyện” – BS Minh cho biết thêm. 

Nhờ nỗ lực trong điều trị, đến nay tình trạng bệnh nhân nặng đang điều trị tại bệnh viện có chuyển biến tích cực hơn, tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng, tử vong giảm so với những tháng trước đó. Cụ thể, tính đến ngày 18-10, hai khu điều trị tại bệnh viện đang điều trị cho 71 bệnh nhân, trong đó có 18 bệnh nhân thở máy, giảm gần 50%. Trước đây, có đợt cao điểm mỗi ngày 6-7 bệnh nhân tử vong, hiện trung bình ngày 1-2 ca, có ngày không có ca tử vong. Số ca bệnh nặng diễn tiến sức khỏe tốt, được chuyển tầng 12 hoặc bệnh viện dã chiến để tiếp tục điều trị theo dõi tăng cao, với 242 ca.  

Gia Nhi

Share with friends

Bài liên quan

Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tập huấn đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương
Nữ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi bằng tấm lòng của người mẹ
Cảnh báo mất máu do bệnh trĩ xuất huyết
Bộ Y tế công bố các loại thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Sở Y tế yêu cầu thực hiện nghiêm việc quan trắc môi trường lao động
Chương trình huấn luyện: Nâng cao chất lượng chăm sóc và quản lý người bệnh thận nhân tạo
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN