Bệnh mạn tính là những bệnh có thời gian bị bệnh dài, nhìn chung là tiến triển chậm và thường không thể chữa khỏi. Các bệnh mạn tính thường gặp là tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, ung thư,...

Nguy cơ sức khỏe đối với người bệnh mạn tính dịp tết

Tuân thủ dùng thuốc và lối sống lành mạnh là chìa khóa bảo vệ sức khỏe đối với người bệnh mạn tính. Tuy nhiên, dịp tết với chế độ ăn uống thay đổi, lịch trình di chuyển nhiều, tuân thủ dùng thuốc kém dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe đối với người bệnh mạn tính.

Dân gian có câu: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” là hình ảnh quen thuộc, gần gũi, đi vào trong tâm thức của người Việt Nam khi tết đến xuân về. Qua đó chúng ta cũng có thể thấy được những món ăn không thể thiếu trong ngày tết là bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành. Tuy nhiên, bánh chưng với nhiều thịt mỡ và tinh bột, dưa hành có nhiều muối, đấy là chưa kể đến trong mâm cơm luôn có rượu hoặc bia làm đầu câu chuyện. Đối với người bệnh mạn tính, chế độ ăn nhiều chất đạm, chất bột đường, chất béo, bia rượu trong khi rau củ quả lại ít, cùng với việc nghỉ ngơi nhiều dẫn tới tiêu hao năng lượng ít hơn so với ngày thường có thể làm bùng phát đợt cấp của các bệnh mạn tính (làm tăng huyết áp, tăng đường huyết,...).

Bác sĩ khám, tư vấn điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Trong những ngày tết, mọi người thường đi chúc tết đầu năm, đây là nét đẹp truyền thống từ xa xưa của người Việt. Nhưng với lịch trình đi chơi, đi chúc tết nhiều khiến không ít người bệnh mạn tính quên dùng thuốc hoặc dùng thuốc không điều độ làm ảnh hưởng tới việc kiểm soát triệu chứng của bệnh, dẫn tới tăng biến chứng của bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Người bệnh mạn tính vui tết không quên dùng thuốc 

Khi điều trị các bệnh lý mạn tính luôn đi kèm với việc bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc trong thời gian dài. Việc tuân thủ dùng thuốc sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, kiểm soát các triệu chứng, giúp giảm bùng phát các đợt cấp của bệnh, giảm biến chứng từ đó giảm nguy cơ nhập viện đồng thời giảm tỷ lệ tử vong do bệnh.

Ngược lại, việc không tuân thủ dùng thuốc có thể gây ra các hậu quả như tình trạng bệnh nặng lên, tăng biến chứng và tỷ lệ tử vong do bệnh. Ví dụ, đối với người bệnh đái tháo đường không tuân thủ dùng thuốc dẫn tới kiểm soát đường huyết kém chính vì thế có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm về mắt, thận, thần kinh thậm chí là hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Việc không tuân thủ dùng thuốc được biểu hiện ở chỗ: uống thuốc không đúng thời điểm như mọi ngày, quên uống thuốc một hoặc nhiều liều, tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, thậm chí là ngừng thuốc (không uống thuốc nữa),…

Do đó, dịp tết, bên cạnh thực hành lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, luyện tập, nghỉ ngơi điều độ,…) để bảo vệ sức khỏe người bệnh mạn tính cần tuần thủ dùng thuốc, cụ thể là dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian và đúng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc được bác sĩ kê. 

Người bệnh mạn tính có thể áp dụng những cách sau để tuân thủ dùng thuốc, tránh quên dùng thuốc khi vui tết đón xuân: xây dựng thói quen uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày; sử dụng đồng hồ báo thức; sử dụng giấy ghi chú dán ở nơi dễ nhìn thấy (bàn làm việc, bàn ăn,…) hoặc có thể dùng một số ứng dụng trên điện thoại thông minh để nhắc nhở việc uống thuốc; sử dụng hộp chia thuốc trong tuần: hộp chia thuốc trong tuần thường có 7 ngăn đủ cho 7 ngày trong tuần và đến chủ nhật người bệnh lại dành thời gian để chia thuốc vào hộp cho tuần tiếp theo; để thuốc ở vị trí dễ nhìn thấy; khi đi chơi, đi chúc tết xa nên mang theo thuốc (có thể để vào túi áo, túi xách, cốp xe,…) để tránh quên liều; nếu bỏ lỡ một liều, hãy uống liều đã quên ngay khi nhớ ra, nếu gần đến giờ uống liều tiếp theo thì uống như liều bình thường, không tự ý tăng gấp đôi liều lượng. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý, dịp tết được nghỉ nhiều ngày, do đó cần dự trữ đủ lượng thuốc dùng trong kỳ nghỉ, tránh tình trạng hết thuốc.

Người bệnh mạn tính - vui tết không quên dùng thuốc để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

BS.Hồ Thị Hồng

CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
[Video] Tọa đàm: Nhận diện sớm triệu chứng rối loạn tâm thần - Điều trị và phòng ngừa
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì?
Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với trẻ vị thành niên
[Video] Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[Video] Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cường giáp
[Video] Chế độ ăn phòng ngừa bệnh tim mạch
[Video] Cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Tọa đàm: Phục hồi chức năng – giảm nguy cơ tàn phế sau tai biến mạch máu não
[Video] Bệnh tăng huyết áp - Những ai dễ mắc và phòng ngừa như thế nào?
Ai cũng có thể mắc viêm gan B nếu không biết cách phòng tránh
[Video] Những dấu hiệu nhận biết về bệnh mạch vành
[Video] Dấu hiệu nhận biết và thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ
Hiệu quả phối hợp đa chuyên ngành trong điều trị phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
[Video] Toạ đàm: Viêm gan B - "Sát thủ" thầm lặng
[Video] Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Những rào cản
[Video] Tọa đàm: U xơ tử cung và những điều cần biết
Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp 17/5: Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Hiệu quả từ mô hình câu lạc bộ phòng chống bệnh không lây nhiễm
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN