Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng như điều hòa đường máu; thải độc; dự trữ, chuyển hóa và điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng; tiết ra dịch mật, dự trữ vitamin tan trong chất béo.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn đường phố ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, môi trường bị ô nhiễm, các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh được bày bán tràn lan, rượu bia được sử dụng nhiều hơn và lối sống ít vận động, tỷ lệ thừa cân/béo phì ngày càng cao…ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể nói chung và chức năng gan nói riêng. 

Khi tế bào gan bị tổn thương, gây giảm hoặc mất khả năng lọc và thải chất độc trong máu gây tích tụ các chất độc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, đồng thời sẽ kéo theo hệ quả ảnh hưởng đến một loạt các hoạt động sống trong cơ thể, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu chúng ta không biết cách bảo vệ gan, có thể mắc phải các căn bệnh như suy gan, viêm gan, xơ gan, ung thư gan,…

Do đó, người dân thực hành tốt các biện pháp sau để bảo vệ lá gan của mình.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mỗi loại thực phẩm đều có những lợi ích và cả những nguy cơ bất lợi khi sử dụng không hợp lý như dùng quá ít hoặc quá nhiều. Do đó, nên sử dụng cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), phối hợp cả thực phẩm nguồn gốc động vật và thực phẩm nguồn gốc thực vật trong từng món ăn và từng bữa ăn để có chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe. Tránh ăn quá nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo có hại (như thức ăn chế biến sẵn, chiên, xào,…)  dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ, khiến mỡ tích tụ trong gan hình thành gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, cần uống đủ nước mỗi ngày (1,5 - 2,5 lít) giúp gan hoạt động tốt hơn. 

Ngoài ta, cần lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh, tránh các thực phẩm có chất gây hại cho gan. Các loại thực phẩm bị mốc như lạc, đậu nành, ngô và thực phẩm chứa nhiều tinh bột khác sẽ sinh ra chất gây ung thư aflatoxin, cực kỳ độc hại cho gan.

Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì cân nặng hợp lý, phòng bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Hạn chế bia, rượu

Hơn 90% rượu bia vào cơ thể được chuyển hóa qua gan, 10% còn lại được thải qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở. Sau khi uống rượu bia, tế bào gan có hệ thống men (enzyme) có nhiệm vụ chuyển hóa cồn trong rượu thành CO2 và nước, từ đó đào thải ra ngoài cơ thể. Song gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ, nếu uống quá nhiều rượu, bia mỗi lần sẽ khiến gan không kịp sản xuất đủ men để chuyển hóa cồn. Lúc này các độc chất được tạo ra từ rượu, bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể, trực tiếp phá hủy tế bào gan và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… thậm chí có thể nhập viện do men gan cao, viêm gan cấp, suy gan,…

Vì thế, mọi người hãy hạn chế uống rượu, bia để bảo vệ gan. Nếu có uống, không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần. 

(Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy một đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); một cốc bia hơi 330 ml; một ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc một chén  rượu mạnh 30 ml (40%)).

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là chìa khóa giúp gan khỏe mạnh. Tập thể dục làm giảm căng thẳng cho gan, giúp cho hệ xương, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn khỏe mạnh, ngoài ra còn giúp phòng chống thừa cân béo phì – một yếu tố nguy cơ gây bệnh gan. Mọi người nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tùy theo từng lứa tuổi, sở thích và sức khỏe mà lựa chọn các bài tập thể lực phù hợp ( đi bộ nhanh, bơi, yoga,…).

Ngoài ra, cần thận trọng khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại và cẩn thận khi sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh có thể có tác dụng phụ gây độc cho gan. Chẳng hạn, thuốc hạ sốt giảm đau Paracetamol quá liều có thể gây tổn thương gan. Một số loại thuốc khi uống chung với rượu hoặc một số loại thuốc khác có thể gây hại cho gan. Chính vì thế, người dân chỉ nên dùng thuốc chữa bệnh khi thực sự cần thiết và nghiêm ngặt tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng quá liều so với đơn bác sĩ kê, không được uống rượu bia khi đang dùng thuốc chữa bệnh, cũng như tuyệt đối không tự ý phối hợp các loại thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ.

Cuối cùng, người dân cần tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin phòng viêm gan A, B và tẩy giun định kỳ giúp phòng tránh tránh được nguy cơ bị lây nhiễm vi rút viêm gan A, B và các loại ký sinh trùng gây bệnh cho gan. Đặc biệt là trẻ nhỏ và những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao bị phơi nhiễm như nhân viên y tế, thợ cắt tóc, thợ xăm hình,…

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Hút thuốc lá gây nhiều bệnh ung thư
[Video] Tọa đàm: Bệnh mạch vành - Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Các biện pháp phòng bệnh hen phế quản nghề nghiệp
[Video] Tọa đàm: Bệnh thiếu máu nguy hiểm như thế nào?
Nguy cơ tai biến, đột quỵ do hẹp động mạch cảnh - Biểu hiện và phòng ngừa như thế nào?
[Video] Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Bệnh Parkinson cần được phát hiện và điều trị sớm
Ngày Thế giới phòng, chống Ung thư 4/2: Biện pháp phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Bác sĩ chỉ ra những thói quen trong ngày Tết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ
[Video] Bệnh tim mạch và cách phòng ngừa
Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11: Cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó
[Video] Biến chứng của bệnh tiểu đường – Kẻ giết người thầm lặng
[Video] Bệnh viện ĐKKV Định Quán: Hiệu quả khu chạy thận mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN