ThS.BS Trương Bảo Anh Thy – khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark cho hay, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Cấp tính (nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu); mạn tính; tim mạch (bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên); thần kinh (bao gồm tê bì, ngứa ran, đau nhức, tổn thương thần kinh); thận (có thể dẫn đến suy thận) và mắt có thể dẫn đến mù lòa. 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, đối với tiểu đường type 1 là do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Tiểu đường type 2 do cơ thể đề kháng với insulin hoặc do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin. Các yếu tố nguy cơ bao gồm như: gene, tiền sử gia đình, béo phì, lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh…

Triệu chứng của bệnh là đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, cảm thấy đói thường xuyên, sút cân, mờ mắt, nhiễm trùng da và nấm, vết thương lâu lành… 

Người bệnh ĐTĐ cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. 

ThS.BS Trương Bảo Anh Thy cho hay, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải chịu đựng những biến chứng nặng nề do ĐTĐ gây ra. ĐTĐ là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và kiểm soát được. Người bệnh hãy thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này như: Duy trì cân nặng hợp lý, vì béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của đái tháo đường type 2; tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần; chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ngọt, ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ít ngọt; kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường…

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Vì sao cần tiêm vắc xin sởi trước khi mang thai?
5 dấu hiệu cảnh báo thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hiệu quả
Tại sao số lượng tế bào CD4 lại quan trọng trong điều trị HIV?
WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng
7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?
Sự nguy hiểm của ma túy tổng hợp và nguy cơ lây nhiễm HIV
WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho xương
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người dùng
Dấu hiệu bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
Đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em có xu hướng gia tăng
Ai có nguy cơ bị suy thận cấp?
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung
Những lợi ích không ngờ của vắc xin HPV đối với nam giới
Vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Mở rộng độ tuổi tiêm vắc xin ngừa HPV từ 9-45 tuổi
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN