Khi mang thai, phụ nữ thường quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi một cách tối đa. Trong giai đoạn này, câu hỏi phổ biến mà nhiều bà bầu đặt ra là liệu có nên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai hay không và nếu có, thì vắc xin nào là an toàn và hiệu quả nhất cho mẹ và thai nhi.

Trong các bệnh truyền nhiễm có thể mắc ở thời kỳ mang thai, có một số bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi, dẫn tới khả năng thai chết lưu, sảy thai hoặc con sinh ra có dị dạng bẩm sinh.

Ngoài ra, đa số phụ nữ có thai là người trẻ tuổi, thường ở vào giai đoạn mà miễn dịch thu được nhờ các mũi tiêm cơ bản trước đó bắt đầu giảm đi hoặc đã suy giảm đáng kể, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân họ và con của họ trong thời gian mới sinh.

Các vắc xin khuyến cáo sử dụng:

- Vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà vô bào giảm liều (Td/Tdap): Cần thực hiện liều tiêm nhắc để dự phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà cho phụ nữ bước vào thời kỳ sinh đẻ, trước khi có thai hoặc trong thai kỳ, nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh cho mẹ, đồng thời truyền kháng thể thụ động cho con của họ để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu khi sinh ra.

- Vắc xin viêm gan B: Nên hoàn thiện liều cơ bản đối với vắc xin viêm gan B cho những người chưa được tiêm đầy đủ vắc xin này hoặc tiêm một liều nhắc theo quy định hoặc theo chỉ định của bác sĩ để chủ động phòng nhiễm virus viêm gan B.

- Vắc xin cúm mùa: Cúm mùa là một bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi nếu phụ nữ nhiễm cúm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Nên tiêm nhắc lại một liều vắc xin cúm mùa theo quy định vào bất kỳ lúc nào của thai kỳ.

Lưu ý:

Phụ nữ có thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ không được sử dụng các vắc xin sống, giảm độc lực bao gồm: Sởi đơn, Sởi và rubella (MR), Sởi ơ quai bị - rubella (MMR), Cúm sống, Bại liệt uống (OPV), Rota sống, Lao (BCG sống), Thủy đậu sống và vắc xin phế cầu PCV.

Liều và lịch tiêm cụ thể của từng loại vắc xin được khuyến cáo thực hiện theo đúng lịch tiêm chủng và hướng dẫn cho từng loại vắc xin và từng loại bệnh.

Có thể tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện mỗi liều tiêm chủng.

Nguồn: Bộ Y tế 

Share with friends

Bài liên quan

Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
Ngày An Toàn người bệnh Thế giới 17/9: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh
Các biện pháp tránh thai hiện đại giúp thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
Các rối loạn về mắt do dùng thiết bị điện tử
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn bùng phát dịch sởi
Cảnh giác bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng
Bệnh đau cổ vai gáy và cách phòng ngừa
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN