“Nữ hộ sinh (NHS) một nghề rất đặc thù và cũng không kém phần vất vả, áp lực. Thế nhưng, với nghề mình đã chọn thì họ luôn tâm niệm phải đặt y đức lên trên hết, cái tâm không thấu hiểu người bệnh cũng thất bại, do đó phải luôn nỗ lực cố gắng để mỗi mẹ con sản phụ đều khỏe mạnh, bình an sau mỗi ca trực” - Đó là lời chia sẻ của cử nhân NHS Phạm Nguyễn Thùy Dương, khoa Sản, Bệnh viện ĐK Thống Nhất.

Tạo sự an tâm thoải mái cho các sản phụ

Công tác trong nghề đã 20 năm nhưng chị Dương vẫn không quên những ngày đầu mới vào làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Chị kể ở trường chỉ học lý thuyết, còn khi đi làm là thực tế nên mới đầu rất bỡ ngỡ và lo lắng. Lo lắng khi tiếp nhận sản phụ, đỡ đẻ, khâu tầng sinh môn, hay nói chuyện với người nhà như thế nào để không sai sót. Tuy nhiên, với đam mê với nghề đã chọn và bằng sự chịu khó, ham học hỏi những người đi trước và các đồng nghiệp, dần dần chị Dương đã cứng tay nghề, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong công việc chuyên môn của mình.

“Để không xảy ra bất cứ sai sót gì thì cần phải học hỏi và thực hành nhiều thì mới có kinh nghiệm cho bản thân, bởi “Trăm hay không bằng tay quen”. Do đó, càng khó càng phải học hỏi và làm thật nhiều” – chị Dương nói.

Chị Dương cho hay, công việc của NHS là làm ở phòng sinh (theo dõi sản phụ, đỡ sanh, chăm sóc em bé trong 2 giờ đầu…), cấp cứu sản, hậu sản, hành chính…, trong đó làm phòng sinh là vất vả và đòi hỏi trách nhiệm cao. Vì mỗi sản phụ đi sinh đều cần sự an toàn cho mẹ và con, khi sản phụ vào mình phải theo dõi sát sao, nếu sản phụ lên cơn đau đẻ mình phải thông cảm, động viện để họ cảm thấy yên tâm hơn. Trong qúa trình chuyển dạ việc tạo sự an tâm để sản phụ “vượt cạn” là rất quan trọng. Theo đó, mình phải nhớ tên của sản phụ để động viên họ, chẳng hạn “Cố lên Trang, cố lên… em nghe chị hướng dẫn này….” “ừ đúng rồi, đúng rồi, em bé sắp ra rồi…” - đó là những câu nói mà NHS thường xuyên nói với sản phụ trong phòng sinh. 

Chị Dương thăm hỏi và hướng dẫn cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho một sản phụ.

Chị Dương chia sẻ: “Mỗi sản phụ có cơn đau chuyển dạ khác nhau, có sản phụ đau ít, có sản phụ đau nhiều và thời gian kéo dài, điều này khiến nhiều sản phụ không kiểm soát được hành động của mình. Trước những tình huống đó, mình phải dùng kinh nghiệm, kỹ năng để động viên, hướng sản phụ có cảm giác được quan tâm, làm theo hướng dẫn và hợp tác tốt hơn trong quá trình chuyển dạ. Với bản thân là phụ nữ, cũng đã làm mẹ nên mình luôn đồng cảm với các sản phụ, hiểu được những lo lắng, nỗi đau đớn của sản phụ khi chuyển dạ, nhất là những phụ nữ sinh con lần đầu”.

Hạnh phúc khi mẹ con sản phụ bình an, khỏe mạnh

Chị Dương cho biết, làm nghề NHS áp lực và khó khăn chính là sự an toàn của mẹ và bé, cũng như sự mong chờ từ phía người nhà. Do đó, mình phải theo dõi sát sao sản phụ nhằm phát hiện sớm những bất thường, để có hướng xử trí kịp thời. Khi đến đây,  sản phụ và gia đình đã đặt hết niềm tin vào đội ngũ nhân viên y tế. Vào phòng sinh, nhiều sản phụ nghĩ mình là mẹ đỡ đầu của con họ nên mình càng phải cố gắng mang lại niềm vui cho gia đình sản phụ.

Đến nay, chị Dương không nhớ mình đã đỡ đẻ cho bao nhiêu sản phụ, chỉ nhớ và hạnh phúc nhất sau mỗi ca sinh mẹ con sản phụ bình an, khỏe mạnh.

Chị Dương giải quyết các thủ tục hành chính của khoa.

Nhớ lại trường hợp khi sản phụ vào đây em bé bị sa dây rốn, chị Dương cho hay, lúc đó cả ê kíp trực rất lo lắng, nhịp tim bé rời rạc do dây rốn chèn ép dẫn đến lượng máu nuôi bị giảm, nếu để lâu sẽ dẫn tới tử vong. Ngay sau đó cả ê kíp đã cấp cứu tích cực, chuyển sản phụ lên phòng mổ, sau mổ nhịp tim em bé lên từ từ, bé ổn định, da hồng hào. “Khi nhìn thấy em bé khỏe mạnh, thấy sản phụ cùng gia đình vui cười hạnh phúc, bản thân mình cũng hạnh phúc theo. Những lời cảm ơn từ sản phụ và gia đình là niềm động viên để giúp tôi yêu nghề hơn” – chị Dương chia sẻ.

Không chỉ có ca em bé bị sa dây rốn, còn nhiều trường hợp khác như: sản phụ sốt cao co giật dẫn đến em bé bị suy tim thai, nhiều ca lộn lòng tử cung, nước ối xấu… chị Dương cùng ê kíp đã khẩn trương cấp cứu thành công mang lại niềm vui cho sản phụ cùng gia đình. Theo chị Dương, bên cạnh việc chứng kiến nhiều niềm của gia đình khi em bé được sinh ra khỏe mạnh, chị Dương cũng không khỏi suy nghĩ và thương cho những gia đình khác khi em bé sinh ra sứt môi hở hàm ếch, tay chân thiếu ngón, bị bệnh down… Chị Dương nói: “Với những em bé suy tim mình có thể  hỗ trợ cấp cứu em bé trở lại bình thường, chứ bị dị tật thì không thể nào giúp được, mình cũng buồn thay cho gia đình”.

Hiện nay, chị Dương đang đảm nhiệm công việc giải quyết các thủ tục hành chính của khoa, tuy nhiên những lúc nghỉ trưa hay có thời gian chị đều đến thăm hỏi và hướng dẫn cách chăm sóc cho mẹ và bé sau sinh cho các sản phụ.

Đồng thời hướng dẫn cho các bạn sinh viên đang thực tập tại khoa, giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để sau khi ra trường thực hiện tốt công việc của mình. 

Nói về chị Dương, cử nhân Nguyễn Thị Thu Thủy, NHS trưởng khoa Sản, Bệnh viện ĐK Thống Nhất cho hay, Dương có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc, là người có chuyên môn khá giỏi của khoa nên ở môi trường làm việc như: phòng sanh, cấp cứu sản, hành chính…Dương đều hoàn thành rất xuất sắc. Với kinh nghiệm chuyên môn sẵn có, khéo léo xử lý các tình huống nên Dương không để xảy ra sót nào. Là một người sống rất tình cảm, luôn được bạn bè đồng nghiệp quý mến và bệnh nhân tin yêu. Hiện nay, khoa có 45 NHS, Dương là một trong những NHS ưu tú của khoa. 

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Phó giám đốc Sở Y tế: Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
Dấu hiệu nhận biết và phòng bệnh giun đũa chó mèo
Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm tại các trường học
Thời tiết thay đổi, tiêm vắc xin phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao ý thức phòng bệnh cho người dân
Cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tại Long Khánh có liên quan đến 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli
CDC Đồng Nai giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các địa phương
Tặng 120 phần quà và suất cơm từ thiện cho bệnh nhân
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh để nâng cao chất lượng dân số
Trao quyền giáo dục về bệnh hen phế quản
Giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tại các xã có số mắc cao
Phẫu thuật bóc tách khối u tinh hoàn 'khủng'
Hơn 1.200 ca nhập viện vì thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong năm 2023
Thông cáo báo chí về tình hình vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP.Long Khánh
Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh
Đoàn bác sỹ từ TP.Hồ Chí Minh đến hỗ trợ điều trị cho 2 bệnh nhi ngộ độc nặng sau khi ăn bánh mì
Biểu dương các đơn vị kịp thời cấp cứu nạn nhân vụ nổ lò hơi
Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế về vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại Long Khánh

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN