Đợt dịch thứ 4 bùng phát ở Đồng Nai với số ca mắc COVID-19 liên tục tăng nhanh, tình trạng chất thải do dịch phát sinh mạnh. Lượng rác thải độc hại này tăng lên theo số lượng bệnh nhân COVID-19, tập trung tại các bệnh viện điều trị những người nhiễm SARS-CoV-2, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung, các khu dân cư bị phong tỏa do có các ca F0… Trong bối cảnh tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp thì vấn đề an toàn trong thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế cần được quan tâm đúng mức, vừa góp phần phòng, chống dịch, vừa bảo vệ môi trường.

Lượng rác thải lây nhiễm phát sinh lớn

Thống kê của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, đến ngày 14-9, trên địa bàn tỉnh có 212 khu cách ly, 512 vùng cách ly tập trung (phong tỏa) và 11 bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19. Tổng lượng chất thải từ các khu vực này hơn 176 tấn/ngày. Trong đó, tại các địa phương, chất thải lây nhiễm gần 28 tấn/ngày, chất thải rắn sinh hoạt khoảng 142 tấn/ngày; tại các bệnh viện dã chiến, chất thải lây nhiễm khoảng 6 tấn/ngày. TP.Biên Hòa là địa phương có khối lượng chất thải phát sinh do dịch bệnh nhiều nhất với 137 tấn/ngày, tiếp đó là H.Vĩnh Cửu với hơn 14 tấn/ngày, H.Nhơn Trạch 6,5 tấn/ngày. 

Tại Bệnh viện ĐK Đồng Nai - nơi đang triển khai Khu hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 nặng và Khu điều trị COVID-19 tầng 2, đồng thời bệnh viện cũng phụ trách Bệnh viện dã chiến số 2 với quy mô 380 giường bệnh, Bệnh viện dã chiến số 8 với 1000 giường bệnh. Với quy mô giường bệnh cũng như lượng bệnh nhân điều trị lớn, nên lượng rác thải mỗi ngày tăng cao.  

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết: Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát mạnh, lượng bệnh nhân COVID-19  nhập viện tăng cao kéo theo đó lượng rác thải lây nhiễm cũng tăng mạnh, trung bình mỗi ngày lượng rác thải từ các đơn vị trên thải ra khoảng gần 2 tấn/ngày. Trong những ngày thực hiện phong toả trên địa bàn tỉnh, bệnh viện cũng gặp khó khăn trong việc thu gom chất thải do đơn vị thu gom đang thiếu nhân lực.

Rác thải tại khu điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện ĐK Đồng Nai được tập kết trước chuyển xuống khu lưu trữ rác.

Lượng bệnh nhân COVID-19 tăng nhanh kém theo lượng chất thải nói chung, chất thải y tế lây nhiễm nói riêng tăng lên, nhất là tại các bệnh viện, bệnh viện dã chiến do tăng trang phục, khẩu trang, găng tay cùng với nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm, dây truyền dịch, thuốc men.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thành, Phó giám đốc Bệnh viện dã chiến số 6 cho biết: Tất cả rác thải khi vào trong bệnh viện đều thuộc loại rác thải độc hại từ khẩu trang, quần áo bảo hộ cũng như thực phẩm chế biến sẵn, chai nước uống…  Chính vì vậy lượng rác thải lây nhiễm tại bệnh viện rất nhiều. Chỉ từ ngày 16/9-1/10 số lượng rác thải lây nhiễm tại bệnh viện đã lên đến gần 19 tấn. Với lượng rác thải lớn như vậy thì kinh phí tiêu hủy không nhỏ, do đó khi thực phẩm được gửi vào bệnh viện đều được xem xét.

“Có nhà tài trợ muốn ủng hộ 1000 trái dừa tươi cho bệnh viện, nhưng bệnh viện không dám nhận vì với 1000 trái dừa nếu tính ra chi phí xử lý rác thải quá cao” - Bác sĩ Thành nói.

Tại bệnh viện dã chiến số 10, bác sĩ  Nguyễn Thị Thanh Thiện, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, Phụ trách công tác nhiễm khuẩn tại bệnh viện dã chiến số 10 cho biết, hiện tại bệnh viện có 800 giường bệnh, trung bình mỗi ngày mỗi bệnh nhân sẽ thải từ 1 - 1,5kg chất thải, chính vì vậy có những hôm bệnh nhân đông, lượng rác thải của bệnh viện lên đến 1,2 tấn/ngày. Vì đây là chất thải đều có nguy cơ chứa vi rút SARS-CoV-2 nên quy trình xử lý được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế.

Thực hiện nghiêm quy trình thu gom, xử lý rác thải 

Điều dưỡng Trưởng Tống Thị Thu Phương, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện ĐK Đồng Nai, phụ trách công tác nhiễm khuẩn tại Khu hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 cho hay, tất cả rác thải được thải ra trong khu điều trị COVID-19 đều là rác thải lây nhiễm, vì vậy quy trình xử lý rác thải phải hết sức chặt chẽ. Trong phòng bệnh được đặt thùng đựng rác thải có nắp đậy, mỗi ngày các hộ lý sẽ thu gom ít nhất 02 lần/ngày, tất cả các thùng đều dán nhãn có chứa chất thải COVID-19, lượng rác thải này sẽ được bọc kỹ 02 lớp bịch bóng màu vàng sau khi đưa ra các thùng đựng rác thải bên ngoài. Tại đây khi các thùng được vận chuyển đến khu tập kết rác đều được phun khử khuẩn, trước khi công ty xử lý rác đến mang đi tiêu hủy. 

Để đảm bảo an toàn, tất cả những người tham gia quá trình thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm, vệ sinh thiết bị, dụng cụ đựng chất thải phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng quy định.

Anh Đặng Ngọc Hoàng, Phó Trưởng Khoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường học, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, để đảm bảo an toàn tránh sự lây nhiễm từ rác thải lây nhiễm, tất cả rác thải lây nhiễm từ các cơ sở điều trị phòng chống COVID-19 đều phải đốt thay vì như trước đây các công ty có thể xử lý đốt hoặc chôn lấp. 

Để sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên tục có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.

Mới đây nhất, tháng 7-2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Văn bản số 4119/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch COVID-19.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân, khu cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà và các khu cách ly khác) tại địa phương thực hiện công tác thu gom, lưu giữ và chuyển giao chất thải sinh hoạt, chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19 theo đúng quy định tại Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 5/8/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 về "Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19".

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp ở địa phương để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý chất thải y tế, chất thải sinh hoạt phát sinh do dịch COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá cho người lao động, hộ gia đình, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khu chung cư, tại lễ tang theo nội dung hướng dẫn tại các Quyết định liên quan của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, Bộ Y tế.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tại địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được cấp phép xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tại địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế (bao gồm cả các cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm) để tăng cường xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19; chủ động liên hệ với các địa phương khác có cơ sở xử lý chất thải y tế để hỗ trợ trong trường hợp các cơ sở xử lý chất thải tại địa phương không đảm bảo đủ năng lực xử lý hoặc không đủ năng hạ tầng xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.

Các địa phương khẩn trương xây dựng, điều chỉnh phương án xử lý chất thải y tế và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế tại địa phương cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch COVID-19, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

Xử lý nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại huyện Trảng Bom
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định về công thức và nhãn mác
TP.Biên Hòa tăng cường tiêm vắc xin sởi cho học sinh trung học sở sở
Tổ chức điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh
Thành lập Chi bộ Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em
Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Y dược cổ truyền: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
Nhiều lỗi vi phạm an toàn thực phẩm của công ty cung cấp suất ăn công nghiệp tại Nhơn Trạch
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Cùng nhau vì Thalassemia - Đoàn kết cộng đồng, ưu tiên bệnh nhân
Tặng 70 phần quà và suất cơm từ thiện cho bệnh nhân
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai tổ chức lễ phát động vệ sinh tay năm 2025
Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh do não mô cầu
Tập huấn hướng dẫn “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Thay huyết tương - Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Guillain-Barré
“Găng tay không thay được vệ sinh tay”
Bộ Y tế: Tập trung thanh, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội
Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN