Để thoát khỏi đám cháy một cách an toàn nhất, tuyệt đối không di chuyển trong tư thế đứng vì sẽ hít phải khí độc và khói gây tử vong nhanh chóng. Tốt nhất nên ngồi hoặc bò sát sàn nhà, dùng khăn, vải, quần áo ướt che đường hô hấp để giảm thiểu lượng khí độc đi vào phổi.

Liên tiếp các vụ cháy xảy ra trong vài ngày gần đây làm thiệt mạng hàng chục người càng cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng thoát hiểm, sinh tồn khi gặp hỏa hoạn.

Để có thể kéo dài thời gian an toàn chờ đội cứu hộ tới ứng cứu thì bắt buộc người dân phải trang bị cho mình những kỹ năng "sinh tồn" khi xảy ra hỏa hoạn.

Vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương làm nhiều người tử vong, bị thương. 

90% số ca tử vong trong các đám cháy là do ngạt khí

Còn bàng hoàng trước vụ cháy quán karaoke tại Bình Dương tối ngày 6/9 vừa qua, ông Đỗ Sơn - Trung tâm huấn luyện Sơ cấp cứu và phòng chống thảm họa TP.HCM chia sẻ, 90% số ca tử vong trong các đám cháy là do ngạt khí và ngạt khói.

Khí và khói tại các đám cháy thường chứa khí độc Carbonmonoxit. Khí độc này thường không màu, không mùi cho nên nạn nhân thường không nhận biết được mình đang bị nhiễm độc. Khi nồng độ phơi nhiễm cao thì khả năng nạn nhân hôn mê và tử vong rất là cao.

Một trong những đặc tính quan trọng của khí Carbonmonoxit đó chính là ngay khi chất này xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh chóng liên kết với chất Emotobin và tạo ra khí Carbonemotobin.

Carbonemotobin là chất rất háu oxy nên sẽ kết dính với oxy. Khi nạn nhân hít phải càng nhiều Carbonemotobin thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu oxy và cuối cùng nạn nhân sẽ tử vong.

Trên thực tế, chúng ta chỉ có thể biết được nạn nhân có bị ngạt khí hay không khi đã đưa nạn nhân ra khu vực an toàn. Người bị ngạt khí sẽ bị chẹt đường thở, không có oxy lên não nên sẽ xuất hiện tình trạng tím tái, tím môi, mặt.

"Nguyên tắc vàng" để không ngạt khói và khí độc

Là một nạn nhân vừa thoát khỏi đám cháy tại karaoke An Phú, thuộc phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương vào đêm ngày 6/9, chị N. sợ hãi nhớ lại: "Khi chúng tôi ngồi trong phòng nghe mùi khét và mở cửa ra thì khói đã cuộn vào tới phòng. Lúc đó tiếng la hét vang lên, tôi đã chạy vào toilet để tránh nạn nhưng khói vẫn tràn vào. Cuối cùng tôi quyết định chạy lên tầng thượng".

Theo chị N., quá trình để lên được tầng thượng lúc này rất khó khăn, khói lửa đã bùng lên dữ dội tại khu vực cầu thang. Thấy một vài người nhảy từ tầng thượng xuống để thoát thân nên tôi cũng định nhảy lầu. May thay lúc đó nhiều người phía dưới hô lên đừng nhảy nên tôi đã bình tĩnh lại. Ít phút sau đó chị N. đã được các chiến sĩ lính cứu hỏa giải cứu thành công.

Việc trang bị các kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, các kỹ năng thoát hiểm và sinh tồn khi xảy ra hỏa hoạn là điều vô cùng cần thiết và cấp bách. Tại vụ cháy quán karaoke An Phú vừa mới đây, nhiều người lựa chọn trốn vào toilet để tránh nạn. Song chính hành động này lại đã gây ra cái chết cho rất nhiều nạn nhân trong đám cháy này.

Theo các chuyên gia, trong một đám cháy thường sẽ hình thành 2 vùng cơ bản đó là vùng có khói và khí độc, và vùng không khí ít khí độc hơn. Theo nguyên tắc, vùng không gian sát trần nhà sẽ chứa nhiều khói và khí độc hơn so với vùng gần dưới sàn.

Vậy nên, tuyệt đối không di chuyển trong tư thế đứng vì sẽ có thể hít phải khí độc và khói, lúc này nguy cơ nạn nhân rơi vào tình trạng hôn mê, tử vong là rất lớn. Các nạn nhân có thể tử vong chỉ sau 5-10 phút hít phải khí độc từ đám cháy.

Thay vào đó, để có thể di chuyển ra khỏi đám cháy một cách an toàn nhất thì nạn nhân nên di chuyển bằng cách ngồi hoặc bò sát sàn nhà. Đồng thời, dùng khăn, vải, quần áo ướt che đường hô hấp để giảm thiểu lượng khí độc đi vào phổi, tránh tình trạng ngạt, rối loạn chuyển hóa hô hấp,...

Theo ông Đỗ Sơn, điều quan trọng nhất là nạn nhân phải thật sự bình tĩnh, không hoảng loạn, xô đẩy nhau. Sau đó, tìm lối thoát hiểm và di chuyển bằng cách bò sát mặt sàn hoặc tìm vị trí an toàn để chờ đội cứu hộ.

Lưu ý, ngay sau khi thoát khỏi đám cháy và khói lớn, các nạn nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm do ngạt hoặc ngộ độc khí. Vậy nên, ngay khi đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và cấp cứu kịp thời.

P.T
Nguồn: SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tập huấn đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN