Ngày 20-4-2023, UBND Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 809/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý người nghiện ma túy tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Quy chế quy định việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, chính quyền địa phương các cấp trong công tác quản lý người nghiện ma túy tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây sẽ là cơ sở để các sở ban ngành liên quan làm căn cứ xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý, theo dõi, hỗ trợ bệnh nhân Methadone. 

Mục đích của quy chế phối hợp là nhằm phát huy tối đa hiệu quả, hiệu lực của việc thực hiện các quy định của pháp luật, các văn bản của Đảng, Nhà nước nhằm triển khai có hiệu quả chương trình Methadone, để hoạt động thu dung, điều trị người nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone đạt các chỉ tiêu chính phủ giao. Nội dung phối hợp gồm công tác xây dựng chương trình, kế hoạch, trao đổi thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết hằng năm về việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Bệnh nhân đến uống Methadone tại Cơ sở điều trị số 1 - CDC Đồng Nai.

Ông Đặng Xuân Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh) cho biết, sau khi UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp, Chi cục đã tham mưu cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành văn bản gửi các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc tuyên truyền các nội dung của quy chế. Trong đó hướng dẫn học viên sau khi hoàn thành việc cai nghiện bắt buộc nếu còn tái nghiện thì đăng ký tham điều trị Methadone. Đồng thời gửi văn bản về phòng lao động thương binh xã hội các huyện, thành phố, triển khai tuyên truyền đến tận xã, phường, thị trấn về lợi ích của điều trị Methadone để người nghiện biết và tham gia, đặc biệt là những người chưa đủ điều kiện cai nghiện bắt buộc. 

“Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã chỉ đạo các phòng ban tham mưu xây dựng kế hoạch liên tịch giữa ngành y tế, ngành lao động thương binh xã hội và ngành công an để cụ thể hóa quy chế này. Việc xây dựng kế hoạch liên tịch cũng sẽ gắn trách nhiệm của từng đơn vị trong đó sẽ quy định cụ thể về thời gian, lộ trình, công việc. Trong đó, trước mắt chúng tôi sẽ rà soát tất cả những người đang uống Methadone trên địa bàn tỉnh, xem hiện những ai đã có việc làm, ai chưa có việc làm, nhu cầu về học nghề, việc làm như thế nào.

Từ đó sẽ có kế hoạch hỗ trợ miễn phí nhóm người này học nghề, tìm việc làm tại các công ty, nhà máy phù hợp với sức khỏe, trình độ, giúp họ có việc làm cải thiện cuộc sống và yên tâm điều trị, bên cạnh đó chúng tôi cũng đã tăng cường việc đào tạo nghề cho các học viên đang cai nghiện tập trung để khi về cộng đồng họ có tay nghề, qua đó có việc làm, có thu nhập nhờ thế sẽ ổn định cuộc sống và không tái nghiện” ông Đặng Xuân Hòa cho biết thêm. 

Cũng theo ông Hòa, hiện Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh tại xã Suối Cao huyện Xuân Lộc cũng đang tiếp nhận và cai nghiện bắt buộc cho hơn 850 người nghiện với năng lực tiếp nhận khoảng 1.000 người thì nguy cơ quá tải là điều khó tránh khỏi, vì thế việc vận động người nghiện tham gia điều trị Methadone sẽ giảm bớt gánh nặng, chi phí cho Nhà nước mà rõ ràng đây là một liệu pháp hiệu quả hiện nay.

BS.CKI Nguyễn Xuân Quang, Trưởng khoa phòng chống HIV/AIDS, CDC Đồng Nai cho hay, quy chế đã gắn trách nhiệm của từng ngành, đơn vị, địa phương. Về cơ bản nhiệm vụ của CDC Đồng Nai vẫn không thay đổi, đó là nhiệm vụ tiếp nhận điều trị bệnh nhân Methadone, tuy nhiên thông qua quy chế UBND tỉnh đã giao, Công an tỉnh có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật thông tin danh sách người nghiện hiện đang quản lý trên địa bàn giới thiệu cho các Cơ sở điều trị Methadone để được tiếp cận điều trị. Chỉ đạo đơn vị trực thuộc phối hợp CDC Đồng Nai rà soát danh sách và đối chiếu hồ sơ nhằm tránh bỏ sót các đối tượng nghiện tiếp cận cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn toàn tỉnh. Thông qua nội dung này chúng tôi có thể nắm được danh sách những người chưa điều trị Methadone tại địa phương, từ đó phối hợp để vận động họ tham gia điều trị, hàng tháng chúng tôi cũng sẽ gửi danh sách những người đang điều trị Methadone, bỏ trị, ra khỏi chương trình... về công an địa phương để nắm. Như vậy việc quản lý đối tượng sẽ chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Cũng theo BS Quang, Quy chế cũng đã giao ngành Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo các Trung tâm, cơ sở dạy nghề; vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho những người đang tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone phù hợp với trình độ văn hóa, năng lực, sở trường, sức khỏe nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái sử dụng các chất dạng thuốc phiện khác. Đây là việc làm hết sức cần thiết bởi nếu người nghiện điều trị Methadone được hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm phù hợp thì họ sẽ yên tâm điều trị, thực tế cũng cho thấy khoảng hơn 40% bệnh nhân Methadone hiện đang có việc làm và thu nhập và đại đa số họ đều tự kiếm việc làm. Nếu có thêm kênh hỗ trợ này thì rõ ràng người nghiện sẽ yên tâm điều trị và hòa nhập cộng đồng.

 Toàn tỉnh có 9 cơ sở điều trị Methadone hiện đang điều trị cho 1.285 bệnh nhân, đạt 91,5% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (1.404 bệnh nhân).

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội
Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN