Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra (thường gặp là Coxsackie virus A6, A10, A16 và Enterovirus 71), lây từ người sang người chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ gây thành dịch.   

Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 2.799 ca bệnh tay chân miệng, tăng 27,58% so với cùng kỳ 2023 (2.194 ca), không ghi nhận ca tử vong.

Bệnh xảy ra quanh năm và gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh nặng hơn vì các em có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu hơn người lớn.  

Điều đáng lưu ý là một trẻ có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Do đó dù đã từng nhiễm, trẻ vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus.

Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. 

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày để phòng bệnh tay chân miệng.

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh tay chân miệng 

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.

Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn, bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như sau:

Giai đoạn khởi phát từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3 -10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 - 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt); phỏng nước ở lòng bàn tay, khuỷu tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, cùi trỏ; sốt nhẹ; ăn, bú kém. Đến giai đoạn lui bệnh: thường từ 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. 

Nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trên giúp gia đình phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên để kịp thời điều trị.

Gia đình cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi phát hiện trẻ có ≥ 1 dấu hiệu bệnh nặng sau: 

Giật mình chới với: đây là dấu hiệu quan trọng nhận biết trẻ bị tay chân miệng chuyển nặng, dấu hiệu này báo hiệu biến chứng thần kinh ở trẻ. Trẻ thường giật mình từng cơn ngắn 1 - 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.

Sốt cao liên tục không hạ: trẻ có thể sốt trên 38,50C liên tục hơn 48 giờ và không tác dụng với thuốc hạ sốt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dễ dẫn đến nhiễm độc thần kinh.

Trẻ quấy khóc liên tục kéo dài: trẻ quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục.   

Biện pháp phòng bệnh

Trẻ dễ bị mắc bệnh tay chân miệng chủ yếu liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng cho bản thân, trẻ em trong gia đình và cộng đồng, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp sau: 

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

BS. Hồ Thị Hồng 
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dại
[Infographic] Bệnh sởi và các biện pháp phòng bệnh
Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh ho gà
Lo ngại bùng phát dịch sởi
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Giải đáp các thắc mắc về tiêm phòng sởi
[Video] Bệnh sởi và những điều cha mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe cho con
Lo ngại các bệnh truyền nhiễm quay trở lại do thiếu vắc xin
[Video] Cảnh báo bệnh sởi gia tăng và cách phòng tránh
Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em
[Infographic] Hướng dẫn phòng, chống bệnh bạch hầu
[Infographic] Tiêm vắc xin phòng, chống bệnh bạch hầu
Thành phố Long Khánh đẩy mạnh nhiều biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết
Trường hợp nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
[Video] Tọa đàm: Phòng bệnh thủy đậu bằng cách nào?
Chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản mùa cao điểm
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN