Mặc dù chưa đến dịp hè, nhưng hiện nay số lượng trẻ bị tai nạn thương tích nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tăng khá cao. Để hạn chế tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần phải hết sức quan tâm đến an toàn của trẻ nhỏ, chủ động phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ, nhắc nhở, giáo dục trẻ lớn có ý thức trong tham gia giao thông.

Tai nạn giao thông chiếm cao

Khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hiện đang điều trị cho gần 50 bệnh nhân. Đa số các em đều bị gãy tay, gãy chân, chấn thương sọ não, bỏng… Trong đó, số lượng bệnh nhân bị tai nạn giao thông chiếm từ 70-80%.

BS.CKII Phạm Văn Khương - Trưởng khoa Khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng cho hay, mỗi tuần khoa phải mổ cho khoảng 15-20 ca bệnh cấp cứu do tai nạn thương tích. Có những ngày cao điểm, khoa mổ cấp cứu cho 6 bệnh nhân. Đáng lưu ý, trước đây các ca bệnh có những tổn thương gãy xương đơn giản, nhưng những năm gần đây ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị tai nạn giao thông với tổn thương nặng, phức tạp, nhiều vị trí phối hợp như vùng đầu, bụng, xương, tay chân… Do đó cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa để cứu chữa, điều trị cho bệnh nhân. 

BS.CKII Phạm Văn Khương dặn dò một bệnh nhi bị gãy tay phải trước khi xuất viện. 

Điển hình như trường hợp bé V.T.T.A., (13 tuổi, ngụ xã Phước Thiền, H.Nhơn Trạch) được bạn chở bằng xe đạp điện trên đường đi học về, do xe tải khuất tầm nhìn nên đã tông vào xe của 2 bé. Trong đó bệnh nhân V.T.T.A. bị chấn thương nặng, nhập viện trong tình trạng có nhiều vết thương vùng mặt, lóc da cơ cẳng chân trái, chấn thương sọ não, hôn mê, da niêm nhợt, huyết áp tụt.

Ngay khi tiếp nhận, bệnh nhân nhanh chóng được truyền dịch, thở oxy qua nội khí quản, giảm đau an thần, dùng thuốc vận mạch. Kết quả chụp chiếu cho thấy bệnh nhân có xuất huyết ngoài màng cứng vùng trán lượng nhiều, dập phổi, dập nát cẳng chân trái, vết thương mất da cơ diện rộng vùng cẳng chân trái.

Xác định đây là ca bệnh nặng, bệnh viện đã bật báo động đỏ toàn viện và lập 2 ê kíp để mổ gấp cho bệnh nhân. Theo đó, 1 ê kíp thực hiện mở sọ lấy máu tụ, ê kíp còn lại phẫu thuật điều trị vết thương phức tạp vùng cẳng chân. Đến nay, sau hơn 1 tháng được điều trị tích cực bệnh nhi đã hồi phục tốt, không có di chứng về sọ não; bệnh nhi cũng đã được ghép da cẳng chân trái và đã được xuất viện.  

Hay như trường hợp bé trai 14 tuổi, ngụ xã Hiếu Liêm, H.Vĩnh Cửu cũng phải nhập Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai do bị ngã xe đạp điện. Chị Phạm Thị Hằng, mẹ của bé cho biết, trên đường đi học về bé không may bị té xe, gãy tay phải nên được người nhà đưa vào viện. Nhờ được các bác sĩ phẫu thuật, đến nay sức khỏe bé đã ổn, bác sĩ dặn dò người nhà về theo dõi và đưa bé quay lại lấy đinh theo lịch hẹn.

Vết thương mất da cơ diện rộng vùng cẳng chân trái của một bệnh nhi bị tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Theo BS Khương, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ gia tăng thời gian qua. Trong đó tai nạn giao thông chiếm phần nhiều, đặc biệt rơi vào lứa tuổi từ 10-16. Các em chưa đủ tuổi sử dụng xe máy phân khối lớn nhưng vẫn được cha mẹ cho phép hoặc tự ý lấy xe máy của cha mẹ để đi, mà chưa nắm rõ các quy định của Luật Giao thông đường bộ, chưa ý thức được trách nhiệm khi tham gia giao thông, các em còn chưa có phản xạ tốt trong việc xử lý các tình huống giao thông trên đường. Ngoài ra, nhiều em đi xe đạp điện với tốc độ rất nhanh, không xử lý được tình huống dẫn đến va chạm với các xe khác hoặc tự té ngã. Một số trẻ nhỏ khác bị tai nạn thương tích do té ngã cầu thang, té ngã do leo trèo cây, bỏng, điện giật…

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ?

Tai nạn thương tích có thể để lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, thậm chí nhiều trường hợp tử vong. 

BS. Khương khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần phải hết sức quan tâm đến an toàn của trẻ nhỏ, chủ động phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi nhỏ cần có người lớn chăm sóc, đảm bảo các bậc thềm, cầu thang có lan can, tay vịn chắc chắn để phòng tránh trẻ té ngã; tránh cho trẻ tiếp xúc với các vật sắc nhọn như dao, kéo. Trong gia đình, việc bố trí các ổ điện nên cao quá tầm với của trẻ hoặc phải được bịt kín khi không sử dụng. Khu vực nhà bếp cần có rào chắn đề phòng trẻ bị bỏng nước sôi hoặc những tai nạn có nguyên nhân từ lửa. Không nên cho trẻ chơi tiền xu và các vật dụng quá nhỏ, tránh tình trạng bé cho vào miệng, gây hóc.

Đối với trẻ lớn đã biết sử dụng phương tiện giao thông, bố mẹ phải chỉ dạy cho trẻ ý thức tuân thủ luật lệ giao thông, kỹ năng quan sát, nhắc nhở trẻ đội mũ bảo hiểm, chạy xe đúng làn đường, đúng tốc độ quy định.

Đồng thời giáo dục cho trẻ hiểu những tai nạn thương tích có thể xảy ra. Qua đó, giúp trẻ ý thức, cẩn trọng hơn với những việc mình làm.

“Trẻ bị tai nạn thương tích cần được sơ cứu kịp thời, đúng cách rồi đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị thì khả năng phục hồi cao. Ngược lại, nếu gia đình sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị, điều trị sai cách hoặc chậm đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và khả năng phục hồi của trẻ” - BS Khương khuyến cáo thêm.  

Gia Nhi

Share with friends

Bài liên quan

Các trường học chú trọng thực hiện hoạt động y tế học đường
Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe
Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế
Tăng cường giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
[Infographics] Ngày Đất ngập nước thế giới 2/2: 'Đất ngập nước và Con người'
Khắc phục khó khăn đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân
Tăng cường đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân
Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Nâng cao nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh và nước sạch
Nước sạch và vệ sinh cần thiết cho sự phát triển của trẻ em
Chủ động phòng chống đuối nước cho trẻ khi hè về
Đảm bảo nguồn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân
Tầm quan trọng của việc quan trắc môi trường lao động
Giảm thính lực do tiếng ồn và cách phòng ngừa
Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe
[Infographic] Hướng dẫn xử lý nước hộ gia đình bằng các biện pháp đơn giản
Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng
Quan tâm công tác y tế học đường
Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh
Tăng cường kiểm soát yếu tố nguy hại nơi làm việc
12
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN