Dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến ngày càng phức tạp với việc ghi nhận nhiều ca mắc và tử vong. Để kịp thời ngăn chặn không để dịch lan rộng, ngành Y tế Đồng Nai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất số ca mắc. Tuy nhiên, để công tác phòng chống dịch hiệu quả, rất cần sự chủ động của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Dịch sốt xuất huyết tăng nhanh

Theo báo cáo Sở Y tế, tính đến hết tuần 24 năm 2022 trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 6.100 ca mắc SXH, tăng hơn 106% so với cùng kỳ 2021; có 5 ca tử vong. Địa phương có số ca mắc cao là TP. Biên Hòa hơn 2.300 ca, H. Tân Phú hơn 1.000 ca, H. Trảng Bom hơn 550 ca…

Tại cuộc họp trực tuyến với UBND tỉnh vừa qua, đại diện lãnh đạo UBND huyện Tân Phú cho biết, 6 tháng đầu năm huyện có 932 ca mắc SXH, tăng 216%, có 34 ca nặng, 2 ca tử vong. Các xã ghi nhận tăng có Phú, phú Bình, Phú Lâm… Mật độ muỗi truyền bệnh khá cao, đáng lo ngại là cùng một lúc xuất hiện 2 chủng SXHD1 và SXHD2 tại cùng một ổ dịch. Trong khi đó, ý thức phòng bệnh cũng như theo dõi, điều trị của người dân về SXH còn hạn chế; bên cạnh đó địa bàn có nhiều ao hồ, cây cối dẫn đến số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tăng.

Trong đợt kiểm tra công tác phòng chống SXH tại Đồng Nai, BS.CKII Nguyễn Thanh Phong, Bệnh viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh kiến nghị: “Cần phát hiện sớm ổ dịch, thì việc xử lý càng sớm và giảm nguy cơ lây lan rất nhiều. Vì vậy việc báo cáo ca bệnh từ các phòng khám, các bệnh viện đa khoa tư nhân trên địa bàn tỉnh phải thực hiện theo từng giờ để các đội xử lý thuộc trung tâm y tế, trạm y tế nhanh chóng xác định ca bệnh, ổ dịch để kịp thời xử lý, không để dịch lan rộng”.

Phun thuốc diệt muỗi chỉ giúp diệt muỗi trưởng thành ngay thời điểm hiện tại, là biện pháp ngắn hạn cần thiết nhưng không giúp phòng chống hoàn toàn được dịch bệnh, quan trọng nhất vẫn là diệt các ổ loăng quăng trong các dụng cụ chứa nước, vật phế thải đọng nước...

Theo lãnh đạo Sở Y tế, sự gia tăng ca bệnh SXH trong thời gian qua cho thấy, người dân đang tiếp cận phóng khám, bệnh viện tư nhân nhiều hơn do những ưu điểm nhanh, gọn, dịch vụ tốt. Trong khi đó, hệ thống y tế tư nhân chưa thực hiện tốt công tác báo cáo ca bệnh. Để khắc phục, Sở Y tế Đồng Nai đã chỉ đạo tất cả các đơn vị rà soát, tăng cường thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên phần mềm Hệ thống Quản lý bệnh truyền nhiễm. Sở Y tế đề nghị các đơn vị, đặc biệt là hệ thống phòng khám đa khoa trên địa bàn tỉnh chưa có tài khoản nhập liệu phải khẩn trương đăng ký tài khoản nhập báo cáo theo Thông tư để các đơn vị dự phòng thực hiện các bước rà soát xử lý ổ dịch, ca bệnh…

Hạn chế thấp nhất ca mắc, tử vong

Trước tình hình dịch SXH diễn biến phức tạp, ngành y tế tổ chức nhiều hoạt động nhằm kịp thời hạn chế số ca mắc. Tất cả các địa phương trong huyện tổ chức hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết với các hoạt động cụ thể như, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng; phun hóa chất diệt muỗi; huy động người dân dọn dẹp vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, giám sát mật độ, chỉ số côn trùng thường xuyên tại những điểm có ca bệnh. Thường xuyên tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết, biện pháp phòng chống dể người dân hiểu và thực hiện. 

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết bằng nhiều biện pháp nhằm hạn chế số ca mắc, ca tử vong do SXH. Trong đó, ngành y tế chủ trì phối hợp với các địa phương, ban ngành thực hiện hiệu quả chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy; các đơn vị y tế dự phòng theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến dịch, giám sát các trường hợp mắc tại cộng đồng, điều tra xác định và xử lý ổ dịch tới tuyến xã, phường, thôn, ấp. Tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch.

Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn kịp thời phát hiện các trường hợp mắc, tổ chức tốt thu dung, theo dõi, điều trị bệnh nhân, tránh trường hợp bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời; đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu trong việc xử lý ổ dịch, điều trị bệnh nhân. 

Người dân hãy thực hiện thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi loăng quăng, muỗi phát triển truyền bệnh SXH.

Đối với các đơn vị truyền thông cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về phòng, chống dịch SXH lồng ghép với truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 để người dân nhận thức đúng về dịch SXH. Tuyên truyền người dân thực hiện thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi loăng quăng, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt và các biện pháp phòng bệnh cho gia đình và cộng đồng. 

TS.BS Trần Minh Hòa – Giám đốc CDC Đồng Nai cho biết, trước tình hình SXH diễn biến phức tạp, đơn vị đang khẩn trương xây dựng kế hoạch bổ sung trình UBND tỉnh để tăng cường các hoạt động như phun hóa chất, xử lý ổ dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức, tập huấn cho mạng lưới y tế dự phòng ở cơ sở… để hạn chế mức thấp nhất số ca mắc và số ca tử vong trong thời gian tới. 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng cũng đề nghị các địa phương tập trung công tác tuyên truyền để người dân nhận biết đầy đủ hơn về dịch SXH đang có chiều hướng gia tăng, đồng thời phối hợp với ngành y tế phát hiện kịp thời, quyết tâm ngăn chặn không để ổ dịch lan rộng. 

Mai Liên 

Share with friends

Bài liên quan

Hạnh phúc của người nữ hộ sinh là khi sản phụ “vượt cạn” bình an
Đẩy mạnh truyền thông về lợi ích của việc sử dụng PrEP tới các đối tượng nguy cơ cao
Mở rộng thị trường cung ứng sinh phẩm xét nghiệm HIV, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân
[Video] Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đạt chứng nhận kim cương trong điều trị đột quỵ
Hội thảo chuyển đổi số ngành Y tế Đồng Nai
Tuần lễ Tiêm chủng (24-30/04): Hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, tiêm bù nếu trẻ chưa được tiêm đủ liều
Trung tâm Y tế huyện Định Quán: Nỗ lực làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Y tế tư nhân góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh không lây nhiễm
Ghi nhận liên tiếp 2 ổ dịch dại trên chó hoang
Đồng Nai phấn đấu đạt 96% dân số tham gia BHYT vào năm 2025
Ngày Trái đất 22/4: Vì hành tinh không 'ô nhiễm trắng'
Hội thảo cập nhật các tiến bộ trong siêu âm sản phụ khoa
[Video] Tọa đàm: Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?
Tiếp tục ghi nhận ổ dịch dại trên chó
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành
Yêu thương gửi trọn trong từng suất cơm không đồng
Phối hợp thực hiện tốt tiến độ đầu tư các dự án y tế trên địa bàn tỉnh
Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN