Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em là tình trạng trẻ bị tiêu chảy do sự xâm nhập của các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm. Khi các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công và gây tổn thương hệ đường ruột, gây rối loạn chức năng và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, có thể gây tình trạng mất nước, hạ đường huyết.

Nhiễm trùng đường ruột nếu không được phát hiện xử trí kịp thời thì trẻ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Do vậy, bố mẹ cần nắm rõ các triệu chứng và cách xử lý phù hợp khi trẻ gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Có 2 nhóm nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em, đó là:

Nguyên nhân từ trẻ

- Trong 6 tháng đầu, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, trong khi kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm dần khi trẻ lớn lên. Cùng với đó hệ miễn dịch của trẻ suy giảm khi trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.

- Trẻ thích khám phá xung quanh nên nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh tăng.

Nguyên nhân từ môi trường sống

- Thức ăn, nước uống của trẻ bị nhiễm khuẩn, dụng cụ chế biến hoặc tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.

- Người lớn xử lý chất thải nhiễm bệnh không đúng cách.

Ảnh minh hoạ.

Triệu chứng lâm sàng nhiễm trùng đường ruột do một số tác nhân vi khuẩn thường gặp

Các triệu chứng lâm sàng khi mắc tiêu chảy nhiễm trùng rất đa dạng, tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Triệu chứng lâm sàng của một số tác nhân thường gặp là:

- Tiêu chảy do tả: bệnh khởi phát nhanh trong 24 giờ, trẻ tiêu chảy dữ dội và liên tục, thường có nôn, không sốt, phân toàn nước màu đục như nước vo gạo, không đau quặn bụng, không mót rặn.
- Tiêu chảy do lỵ: trẻ sốt cao, tiêu chảy nhiều lần, trong phân lẫn nhầy máu, trẻ mót rặn, bụng đau quặn từng cơn.
- Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: trẻ buồn nôn, nôn, không sốt, tiêu chảy nhiều lần phân lỏng nước.
- Tiêu chảy do E.coli:
+ Tiêu chảy do E.coli sinh độc tố ruột (ETEC): trẻ không sốt, đi ngoài phân lỏng không nhầy máu, bệnh thường tự khỏi.
+ Tiêu chảy do E.coli gây bệnh đường ruột (EIEC, EPEC, EHEC): trẻ sốt, mót rặn, đau quặn bụng, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu.
- Tiêu chảy do Salmonella: trẻ tiêu chảy, nôn, sốt cao, đau bụng.  

Biến chứng nguy hiểm của trẻ bị nhiễm trùng đường ruột    

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Các biến chứng có thể gặp phải khi trẻ không được điều trị kịp thời gồm: Rối loạn tiêu hóa kéo dài; Suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài; Chảy máu đường ruột gây mất máu;

Nhiễm trùng huyết; Viêm tai giữa; Tổn thương não bộ. 

Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em

1. Bù nước và điện giải

Tiêu chảy khiến trẻ mất nước và điện giải, thậm chí có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng do mất nước gây ra. Bù nước và điện giải là nguyên tắc điều trị đầu tiên và quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy. Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường và nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các dung dịch điện giải cho trẻ.

Lưu ý, việc pha dung dịch bù nước và điện giải Oresol quá đặc sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ cần tuân thủ đúng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ khi pha Oresol cho trẻ. 

2. Dùng kháng sinh

Tùy thuốc vào tác nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và cân nặng của trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc và liều lượng kháng sinh phù hợp. Thuốc kháng sinh tuy có tác dụng hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hoặc kết hợp các loại kháng sinh với nhau khi không có sự đồng ý của bác sĩ. 

3. Thuốc hỗ trợ điều trị

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, trẻ cần được bổ sung kẽm theo liều lượng thích hợp nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn,…  

Lưu ý, bố mẹ không nên bổ sung cho trẻ quá 10mg kẽm/ngày đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi và không quá 20mg kẽm/ngày đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bổ sung kẽm chỉ nên được thực hiện trong khoảng thời gian 10-14 ngày.

4. Dùng men vi sinh

Khi bị nhiễm trùng đường ruột, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Do đó, trong giai đoạn này, bố mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ nhằm cải thiện hệ vi sinh đường ruột, đẩy nhanh quá trình điều trị nhiễm trùng đường ruột.

Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Việc chăm sóc trẻ đúng cách góp phần tăng hiệu quả điều trị tiêu chảy nhiễm trùng cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ:  

- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: “ăn chín, uống sôi”, lựa chọn nguồn thực phẩm, rau củ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa, có độ ngọt vừa phải.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.
- Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ.
- Khử trùng định kỳ cho các vật dụng ăn uống như ly, chén, muỗng,… của trẻ.
- Bổ sung vitamin A và các khoáng chất khác theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của trẻ, từ đó, đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường, nghiêm trọng như: đi tiêu ra máu, sốt cao khó hạ, co giật, nôn tất cả mọi thứ, thở nhanh, mất ý thức, lừ đừ, quấy khóc khát nước, tay chân lạnh,…

Một số biện pháp phòng bệnh

- Khuyến khích cho trẻ bú mẹ đủ 6 tháng đầu và kéo dài thời gian bú 2 năm.
- Ăn dặm đúng cách: cho trẻ ăn nhiều bữa, ăn thêm 1 bữa kéo dài ít nhất 2 tuần sau ngưng tiêu chảy, ăn đầy đủ các chất. 
- Rửa tay bằng xà phòng, nước để rửa tay và nước uống phải có chỗ chứa riêng biệt.
- Rửa tay sau đi tiêu, dọn phân và vệ sinh trẻ, trước khi làm thức ăn hoặc cho trẻ ăn.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
- Xử lí phân đúng cách: dọn, chôn hoặc đổ vào hố xí tự hoại.
- Diệt ruồi nhặng.
- Sử dụng vắc xin phòng bệnh: 
+ Tiêm chủng đầy đủ theo chương trình mở rộng.
+ Phòng đặc hiệu tiêu chảy bằng vắc xin: Rotavirus, tả, thương hàn…
- Xổ giun định kì 6 tháng/lần, không cho trẻ đi chân đất.

BS Đinh Thị Huệ 
Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Lợi ích của “da kề da” mẹ với con ngay sau sinh
[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ
Chế độ ăn uống, tập luyện phòng bệnh tim mạch

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN