Nhiều người cho rằng khi ngủ ngon, ngủ say giấc thì sẽ dễ gây ra tiếng ngáy. Thế nhưng, ngủ ngáy ngoài việc gây phiền hà cho người xung quanh, còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ. 

Nhiều nguyên nhân gây ra ngủ ngáy 

ThS.BS Nguyễn Văn Đoàn - Trưởng khoa Liên chuyên khoa Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, ngủ ngáy là tình trạng vừa ngủ vừa phát ra âm thanh gây ồn ào trong vô thức; Ngủ ngáy không nhất thiết có nghĩa là bạn đang mắc bệnh lý nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, bao gồm cả chứng ngưng thở khi ngủ. Nam giới thường ngủ ngáy nhiều hơn ở nữ giới và trẻ em cũng có thể ngủ ngáy. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngủ ngáy: Tắc nghẽn đường hô hấp mũi như do dị ứng (viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng theo mùa); khi bị nhiễm trùng xoang; Các dị tật mũi như vách ngăn lệch hoặc Polyp mũi cũng có thể gây ra tắc nghẽn đường thở, khiến ngủ ngáy xuất hiện. Giảm trương lực cơ trong cổ họng và lưỡi: do các mô liên kết nâng đỡ vùng này bị giãn quá mức, trở nên lỏng lẻo, không giữ được lưỡi ở vị trí ban đầu mà khiến lưỡi bị tụt lại phía sau và che lấp đường thở. Nguyên nhân tình trạng này có thể do giấc ngủ quá sâu, say rượu, hút thuốc lá hoặc do sử dụng một số loại thuốc ngủ gây ra. Sự lão hóa cũng khiến các cơ vùng này nới lỏng khi ngủ. Điều này lý giải cho sự gia tăng tỷ lệ người ngủ ngáy theo tuổi; Ở những người thừa cân béo phì do tích luỹ mô mỡ ở vùng hầu họng, khiến cho mô họng quá lớn, làm hẹp khoảng không giữa vùng hầu họng và thanh quản nên gây ra tiếng ngáy. Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, tư thế ngủ, gối cao đầu… Ngoài ra còn có một số dị tật bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, dày cũng là nguyên nhân gây ngủ ngáy. 

Ngủ ngáy có thể gây ra nguy hiểm đối với sức khoẻ, đặc biệt nếu nó đi kèm với hội chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea); Tăng rủi ro cho tim mạch; Mệt mỏi và mất ngủ; Tăng nguy cơ đái tháo đường; Gây nên hiện tượng rung cơ; Tác động đến tâm lý; Ảnh hưởng đến người xung quanh.

Ảnh minh hoạ.

Ngủ ngáy có thể điều trị và phòng ngừa

Hiện nay, việc điều trị ngủ ngáy thường điều trị từ nguyên nhân gây bệnh như: phải điều trị dứt điểm các bệnh về hô hấp như viêm nhiễm vùng mũi họng. Ở trẻ em nếu ngủ ngáy nhiều nên khám, tư vấn về việc nạo VA hoặc cắt amidan. Có thể phẫu thuật chữa lệch vách ngăn mũi, chỉnh hình cuốn mũi nếu bị phì đại.

Nếu ngáy ngủ là triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Đối với những người ngủ ngáy xảy ra ba lần trở lên mỗi tuần; Ngáy rất to hoặc khó chịu; Ngáy kèm theo tiếng thở hổn hển, nghẹt thở hoặc khịt mũi; Béo phì hoặc tăng cân gần đây; Buồn ngủ ban ngày; thiếu tập trung; Nhức đầu buổi sáng; Huyết áp cao; Nghiến răng ban đêm; Thường xuyên đi tiểu đêm…cần phải được thăm khám để điều trị sớm tránh những hậu quả đáng tiếc.  

Để hạn chế ngủ ngáy, BS Đoàn khuyến cáo thực hiện một số biện pháp sau: Thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa sang nằm nghiêng; Giảm cân đối với những người thừa cân béo phì; Tránh uống rượu trước khi ngủ, không hút thuốc lá do thuốc lá gây kích thích đường hô hấp; Rèn luyện thói quen ngủ nghỉ điều độ tránh tinh thần mệt mỏi; Không nên sử dụng các thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào gây giảm trương  lực cơ vùng họng; Thường xuyên thay ga giường, vỏ gối và giữ vệ sinh phòng ngủ, hạn chế bụi nhà có thể là tác nhân gây dị ứng; Uống đủ nước, ngủ gối đầu cao để giúp khai thông đường thở; Không nên ăn nhiều vào bữa tối, hạn chế thức ăn chế biến từ bơ sữa trước khi đi ngủ. Nếu những ai đang bị viêm mũi gây tiết dịch cản trở đường hô hấp thì dùng thuốc xịt mũi, rửa mũi làm thông thoáng đường thở. Sử dụng miếng dán cánh mũi để giúp thở qua đường mũi dễ dàng hơn; Sử dụng thiết bị nâng hàm dưới: Ngáy khi ngủ cũng có thể xảy ra khi lưỡi ngăn cản không khí ra vào ở phần cuối cổ họng khi ngủ. Thiết bị nâng hàm dưới có thể sử dụng để nâng lưỡi lên trên trong lúc bạn ngủ. Tập thể dục thường xuyên vừa giảm được cân, lại tăng lượng oxy cung cấp cho não. 

Mai Chi (Ghi) 

Share with friends

Bài liên quan

Lợi ích của “da kề da” mẹ với con ngay sau sinh
[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ
Chế độ ăn uống, tập luyện phòng bệnh tim mạch

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN