Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, mỗi ngày ghi nhận hàng trăm ca bệnh mới, kéo theo số lượng F1 cần được cách ly tập trung quá lớn, trong khi các khu cách ly y tế tập trung bắt đầu quá tải. Nhằm giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, Đồng Nai đã thí điểm triển khai cách ly F1 tại nhà 14 ngày ở 4 huyện, thành phố gồm: TP. Biên Hòa, Long Khánh, H.Vĩnh Cửu và H.Trảng Bom. Tuy nhiên, để được cách ly tại nhà, các trường hợp F1 phải đảm bảo các yêu cầu và thực hiện đúng theo quy định. Phóng viên CDC Đồng Nai đã có cuộc phỏng vấn BS.CKI Phan Văn Phúc – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Đồng Nai.

Video: 

 

Phóng viên: Thưa bác sĩ, những yêu cầu nào để những trường hợp F1 được cách ly tại nhà?   

BS.CKI Phan Văn Phúc: Đối tượng thí điểm là những người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định (gọi là F1), đặc biệt là các trường hợp tiếp xúc gần, chẳng hạn như ở chung trong một gia đình, vợ chồng, đồng nghiệp hay tại nơi làm việc trong các công ty. Để được cách ly tại nhà cần phải đánh giá kỹ lưỡng, không để tình trạng cách ly mà F1 sống chung với những người thân trong gia đình, nếu không thực hiện đúng theo yêu cầu đã quy định, khi F1 trở thành F0 rất khó kiểm soát. 

Theo đó, F1 được cách ly tại nhà là phải có nhà ở riêng lẻ, căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung và ăn uống của gia đình. Trong đó, phòng cách ly có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng với đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, dung dịch sát khuẩn, dụng cụ đo thân nhiệt, bố trí bàn trước cửa để cung cấp thức ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết.

Có thùng đựng chất thải màu vàng có nắp đậy để đựng chất thải lây nhiễm gồm khẩu trang, khăn giấy lau mũi, miệng; Có thùng đựng chất thải sinh hoạt khác....Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà. Đối với người cách ly y tế phải chấp hành nghiêm quy định về thời gian cách ly tại nhà, có cam kết với chính quyền; không ra khỏi phòng trong suốt thời gian cách ly…

Hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các quy định cách ly F1 tại nhà ở P.Hố Nai, TP.Biên Hòa.

Phóng viên: Vậy những trường hợp F1 không có nhà riêng, đang ở các khu nhà trọ sẽ được cách ly như thế nào?

BS.CKI Phan Văn Phúc: Hiện nay khó khăn nhất vẫn là ở các khu nhà trọ, do số lượng công nhân tập trung đông. Do đó, khi có F1 tại các khu nhà trọ bắt buộc phải chuyển đi cách ly tập trung, vì đây là những trường hợp có nguy cơ cao và mật độ công nhân đông thì khoảng cách sẽ gần lại, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Để giảm quá tải cho các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh, trước mắt trong giai đoạn này những trường hợp F1 này sẽ được chuyển đi cách ly tại các xã, phường nơi F1 đang sinh sống để chính quyền địa phương giám sát theo dõi, đảm bảo công tác phòng chống dịch. 

Phóng viên: Trong thời gian cách ly nếu F1 có những biểu hiện ho, sốt, mệt thì phải làm như thế nào thưa bác sĩ?

BS.CKI Phan Văn Phúc: Khi đang cách ly tại nhà, tất cả những trường hợp F1 có triệu chứng ho, sốt, khó thở ngay lập tức phải khai báo cho Trạm y tế, chính quyền địa phương để có hướng xử lý đúng và kịp thời. Tại thời điểm đó chưa khẳng định được F1 có dương tính hay không, do đó phải thực hiện test nhanh để đảm bảo công tác chống lây nhiễm cho các nhân viên y tế và các lực lượng khác. Nếu test nhanh có kết quả dương tính, trước mặt sẽ chuyển đến điểm cách ly tạm thời dương tính, chứ không phải là các địa điểm cách ly y tế tập trung F1 hay chuyển vào bệnh viện điều trị. 

Nếu trong trường hợp test nhanh dương tính kèm theo dấu hiệu bệnh nặng sẽ được chuyển đến bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng, nếu bệnh nhẹ không có triệu chứng được chuyển đến bệnh viện theo dõi điều trị không có triệu chứng. 

Phóng viên: Bác sĩ có khuyến cáo gì đối với những người ở chung nhà với F1?  

BS.CKI Phan Văn Phúc: Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả, ngoài sự vào cuộc của ngành Y tế, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thì quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Khi được cách ly tại nhà, ngoài việc các trường hợp F1 tuân thủ những yêu cầu theo quy định, những người thân ở chung nhà cần phải thực hiện biện pháp 5K. Vì trong trường hợp này F1 là người có nguy cơ nhiễm cao, những người sống chung với F1 cũng được xem là người có nguy cơ. Nếu thực hiện đúng thông điệp 5K và các biện pháp chống dịch, khi F1 trở thành F0 thì nguy cơ lây nhiễm sẽ thấp hơn nhiều so với việc không thực hiện những thông điệp 5K và biện pháp phòng, chống dịch đã được khuyến cáo.

Sao Mai (thực hiện)

Share with friends

Bài liên quan

Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi
[Video] Cảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào mùa cao điểm
Không dùng các biện pháp dân gian chữa bệnh dại
Triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh
Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi: Giải pháp kịp thời để kiểm soát dịch bệnh
[Video] Bệnh Sởi không đơn giản như bạn nghĩ – Hãy bảo vệ trẻ bằng vắc xin!
Từ 24/2/2025: Đồng Nai triển khai tiêm vắc xin Sởi cho trẻ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi
Trường hợp nào dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa?
Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do phế cầu
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc xin
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN