Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark vừa nội soi phế quản gắp mảnh xương cá dẹt hình rẻ quạt, có kích thước 18 x 15 mm nằm trong phế quản của cụ ông N.V.N., (74 tuổi, ngụ tại TP. Biên Hòa) suốt gần 3 tuần nay.

Ngày 15-2, cụ ông đến bệnh viện khám bệnh vì ho kéo dài, 2 ngày trước đó có ho ra đàm vướng ít máu đỏ tươi và sốt về đêm.

Ban đầu bệnh nhân được chẩn đoán viêm thùy dưới phổi trái, nghi ngờ với lao phổi trên cơ địa đái tháo đường, tăng huyết áp.

Sau đó hình ảnh X-quang phổi quy ước giúp loại trừ lao phổi. Tuy nhiên có một nốt vôi hóa ở phế quản góc phải kích thước 2-3mm. Hỏi kỹ lại bệnh sử, bệnh nhân cho biết là có 1 lần bị sặc trong lúc ăn cơm cách đây gần 3 tuần. Bệnh nhân được chẩn đoán nghi dị vật phế quản bỏ quên sau ăn sặc được đặt ra. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản thám sát và gắp dị vật là 1 mảnh xương cá dẹt, hình rẻ quạt kích thước 18x15 mm.

Hình ảnh mảnh xương cá được gắp ra trong phế quản của cụ ông.

TS.BS Nguyễn Thị Tố Như, chuyên gia Nội hô hấp của bệnh viện cho biết, sau khi hít dị vật vào đường thở, bệnh nhân thường bị: Hội chứng xâm nhập (ho sặc, khó thở, tím tái); khó thở thanh quản (thở hước, thở rít, do đường thở bị bít tắc); nếu dị vật không gây các triệu chứng trên hoặc chỉ thoáng qua, có thể khiến bệnh nhân không để ý, sau đó sẽ thở khò khè, khạc đàm mủ, ho ra máu hay viêm phổi tái đi tái lại, áp xe phổi.

"Dị vật đường thở bỏ quên lâu ngày có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi. Nó có thể gây tử vong hay để  lại di chứng nặng nề. Vì nguy cơ xảy ra biến chứng và tổn thương phổi thường gặp khi dị vật nằm lâu trong lòng phế quản, do đó điều quan trọng là cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt và can thiệp lấy dị vật. Triệu chứng dị vật bỏ quên trong đường thở không đặc hiệu, do đó khi bị sặc trong lúc ăn, uống người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám và xử lý kip thời" - TS.BS Như khuyến cáo.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Trung tâm Y tế khu vực Bình Long có thêm 14 bác sĩ Chuyên khoa I
Phẫu thuật, xạ trị u não ác tính cho bệnh nhi 16 tuổi
Cần chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh
Lần đầu tiên Bệnh viện ĐKKV Định Quán triển khai điều trị nhồi máu cơ tim cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết
Nhiều giải pháp đảm bảo nguồn máu cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân
Kiện toàn nhân sự Trung tâm Y tế khu vực sau sáp nhập hành chính
Bệnh viện ĐKKV Định Quán đưa vào vận hành Kiosk y tế thông minh
Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh giám sát công tác phòng, chống dịch tại Trảng Bom
Đồng Nai triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” năm 2025
Học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Tiếp tục triển khai hoạt động hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật
Báo động tình trạng ngộ độc thuốc tân dược
Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai làm việc với Bệnh viện ĐK Bình Phước sau sáp nhập
Hỗ trợ phát triển chuyên môn về lĩnh vực tim mạch
Sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 có xu hướng tăng, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống
Dấu gai đen ở da - cảnh báo bất thường sức khỏe cần lưu ý
Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Mỹ đưa vào hoạt động tòa nhà khám bệnh mới
Phẫu thuật thành công khối u xơ tử cung “khủng” nặng 7kg
Tiêm vaccine HPV – Lá chắn vàng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vì an toàn người bệnh
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai