Hôm nay (22/4) là Ngày Trái đất. Năm 2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định chọn ngày 22/4 hằng năm là Ngày Trái đất với mong muốn khuyến khích tất cả mọi người trên thế giới hiểu về tầm quan trọng và chung tay bảo vệ các giá trị của Trái đất.

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Planet vs. Plastics” (Trái đất và nhựa) nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho thấy mỗi năm thế giới sản xuất 400 triệu tấn nhựa, ước tính khoảng 79% thải ra bãi rác/bãi chôn lấp hoặc thải ra môi trường, 12% đốt tại các lò rác và chỉ 9% được tái chế. Với mức tiêu thụ nhựa như hiện nay và hiện trạng quản lý rác thải nhựa không được cải thiện, đến năm 2050, trên thế giới sẽ có khoảng 12 tỷ tấn rác thải nhựa thải ra, gây ra ô nhiễm môi trường.

Ảnh minh họa.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người của Việt Nam tăng rất nhanh, từ 3,8kg/năm/người năm 1990 lên 41kg/năm/người vào năm 2015 và hiện nay khoảng 54kg/năm/người. Việc tiêu thụ nhựa ngày càng nhiều dẫn đến gia tăng chất thải nhựa, tăng nguy cơ ô nhiễm trắng (là ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa và túi ni lông gây ra), tăng sức ép tới hệ thống quản lý môi trường nếu không được quản lý hiệu quả, khoa học.

Nhận thức rõ tác hại của chất thải nhựa đến môi trường và sức khỏe con người, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, tham gia nhiều diễn đàn và đẩy mạnh hợp tác quốc tế thể hiện sự chủ động và khẳng định quyết tâm giảm thiểu rác thải nhựa.

Để bảo vệ môi trường, đặc biệt là giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa, sự ủng hộ của mỗi người dân trong thực hiện các chính sách về giảm chất thải nhựa là vô cùng quan trọng. Mỗi người dân cần thực hiện nghiêm các quy định về cấm xả rác; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải nhựa, hạn chế sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa dùng một lần,… vì một hành tinh không “ô nhiễm trắng”.

Hồ Hồng

Share with friends

Bài liên quan

Cục Y tế dự phòng thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
“Y tế cơ sở giỏi” - Từ cuộc thi đến thực tiễn nâng cao chất lượng y tế tuyến cơ sở
Bệnh viện Âu Cơ lập khu cách ly điều trị bệnh sởi
Tập huấn hướng dẫn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
[Video] Đồng Nai tiếp tục rà soát tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi
Phẫu thuật thành công khối u xơ tử cung ‘khổng lồ’
Người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao
Cảnh báo tình trạng trẻ nhập viện do chơi pháo
Thi tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS và các biện pháp can thiệp dự phòng
Đại hội Chi bộ Văn phòng Sở Y tế Đồng Nai nhiệm kỳ 2025-2027
Lãnh đạo Sở Y tế thăm và làm việc với Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai về công tác điều trị bệnh sởi
Cứu sống ngoạn mục bệnh nhân ngưng tuần hoàn hô hấp do điện giật
Hơn 100 người dân có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh và phát thuốc miễn phí
Sinh thường liên tiếp sau sinh mổ hiếm gặp
Đẩy mạnh tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế và Sổ sức khỏe điện tử trên VneID
Nhiều phụ huynh đưa con đến Trạm Y tế tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Trong tháng 12 sẽ tổ chức 12 đợt hiến máu, dự kiến tiếp nhận 3.600 đơn vị máu
Bộ Y tế ban hành Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030
Dịch sởi khu vực phía Nam tăng mạnh, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh đề nghị tiếp tục triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi
Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN