I ốt là một vi chất tự nhiên, là nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin là một hormone tuyến giáp. 

Hormone thyroxin cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Khi thiếu I ốt, việc sản xuất thyroxin bị giảm sút, tuyến giáp phải hoạt động bù dưới sự kích thích của hormone tuyến yên nên phì to dần. Tuy nhiên, nếu thiếu I ốt quá trầm trọng thì có thể gây thiểu năng tuyến giáp. 

Vấn đề nghiêm trọng nhất của thiếu I ốt là ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Chế độ ăn của người mẹ nghèo I ốt trong thời gian có thai sẽ ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ của đứa con sau này. Bên cạnh đó, khi cơ thể bị thiếu I ốt có thể dẫn tới chậm phát triển thần kinh, giảm khả năng lao động và học tập, giảm trí thông minh, gây giảm năng lực học tập (IQ giảm 10-15 điểm), giảm trí nhớ, chậm phát triển thể chất, bướu cổ, rối loạn chức năng sinh sản (sảy thai, thai chết lưu, đẻ non…), cân nặng sơ sinh thấp và tăng tỷ lệ tử vong, bệnh tật ở trẻ em.

Bảng Nhu cầu I - ốt khuyến cho người Việt Nam (Nguồn: Viện Dinh dưỡng).

Tất cả mọi người dân, mọi lứa tuổi đều có thể bị thiếu I ốt nhưng các đối tượng có nguy cơ cao hơn gồm có trẻ em, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.

Để phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt, người dân nên sử dụng muối I ốt trong chế biến các bữa ăn hàng ngày.

Cách sử dụng và bảo quản muối I ốt như sau:

Sử dụng muối I ốt như muối thường. Dùng muối I ốt để nấu ăn, chấm hoa quả, chấm thịt... ướp cá, ướp các loại thực phẩm, dùng muối I ốt để muối dưa, cà và chế biến các loại thức ăn khác rất tốt.

Khi nấu ăn, có thể cho muối I ốt vào trước, trong, sau khi nấu đều được vì hàm lượng I ốt trộn vào muối đã được tính toán đảm bảo lượng I ốt mất đi trong quá trình bảo quản, lưu thông và khi chế biến hoặc nấu nướng vẫn cung cấp đủ I ốt cho cơ thể con người.

Bảo quản muối I ốt trong hộp hay lọ kín, để ở nơi khô ráo, mát không bị ánh nắng chiếu vào muối (tránh để  muối quá gần bếp lửa).

BS. Hồ Thị Hồng 
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Cục Y tế dự phòng thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
“Y tế cơ sở giỏi” - Từ cuộc thi đến thực tiễn nâng cao chất lượng y tế tuyến cơ sở
Bệnh viện Âu Cơ lập khu cách ly điều trị bệnh sởi
Tập huấn hướng dẫn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
[Video] Đồng Nai tiếp tục rà soát tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi
Phẫu thuật thành công khối u xơ tử cung ‘khổng lồ’
Người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao
Cảnh báo tình trạng trẻ nhập viện do chơi pháo
Thi tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS và các biện pháp can thiệp dự phòng
Đại hội Chi bộ Văn phòng Sở Y tế Đồng Nai nhiệm kỳ 2025-2027
Lãnh đạo Sở Y tế thăm và làm việc với Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai về công tác điều trị bệnh sởi
Cứu sống ngoạn mục bệnh nhân ngưng tuần hoàn hô hấp do điện giật
Hơn 100 người dân có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh và phát thuốc miễn phí
Sinh thường liên tiếp sau sinh mổ hiếm gặp
Đẩy mạnh tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế và Sổ sức khỏe điện tử trên VneID
Nhiều phụ huynh đưa con đến Trạm Y tế tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Trong tháng 12 sẽ tổ chức 12 đợt hiến máu, dự kiến tiếp nhận 3.600 đơn vị máu
Bộ Y tế ban hành Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030
Dịch sởi khu vực phía Nam tăng mạnh, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh đề nghị tiếp tục triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi
Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN