Các chuyên gia y tế đang lo ngại về "dịch bệnh kép", do virus SARS-CoV-2 và virus cúm mùa gây ra, có thể tạo gánh nặng cho hệ thống y tế, mỗi người phải đối mặt với nguy cơ đồng thời phải chống chọi với cả 2 loại virus cùng một lúc.

Nguy cơ sức khỏe khi nhiễm cả 2 loại virus

Tiến sĩ Adrian Burrowes, bác sĩ y học gia đình ở Florida ( Hoa Kỳ), cho biết: "Bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh cúm và COVID-19 cùng một lúc, điều này có thể gây nguy hiểm cho hệ thống miễn dịch của bản thân".

Yasmin, Giám đốc Sáng kiến Truyền thông sức khỏe Stanford (Hoa Kỳ), cũng cho rằng: "Một khi bạn bị nhiễm cúm và một số loại virus đường hô hấp khác, chúng sẽ khiến cơ thể bạn suy yếu. Khả năng miễn dịch phòng bệnh của bạn suy giảm và điều này khiến bạn dễ bị nhiễm các mầm bệnh khác".

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, về bản chất, cả COVID-19 và cúm đều có thể tấn công phổi, có khả năng gây viêm phổi, tràn dịch trong phổi hoặc suy hô hấp. Mỗi tình trạng bệnh đều có thể gây nhiễm trùng huyết, tổn thương tim và viêm các mô tim, não hoặc cơ.

Khi bị nhiễm virus cúm, chúng sẽ khiến cơ thể bạn suy yếu.

Tiến sĩ Michael Matthay, giáo sư y khoa tại Đại học California, San Francisco cảnh báo: "Nhiễm đồng thời cả 2 virus sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng lâu dài hơn đối với các cơ quan, hệ thống trong cơ thể. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ chính xác đồng nhiễm 2 virus có thể gây hậu quả mức độ nào so với nhiễm mỗi loại virus. Bởi vì COVID-19 chỉ bắt đầu hoành hành khắp nước Mỹ vào cuối mùa cúm năm ngoái, nên chưa có nhiều dữ liệu về những người bị mắc cả 2 bệnh cùng một lúc".

Suy hô hấp cấp tính là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Suy hô hấp có thể gây tổn thương phổi và các cơ quan khác, vì vậy điều quan trọng là phải được điều trị kịp thời - Viện Tim, Phổi và Huyết học quốc gia Hoa Kỳ thông tin.

Cách nhận biết bị mắc COVID-19 hoặc cúm hoặc cả hai

Tiến sĩ Leonard Mermel, trưởng Khoa Kiểm soát dịch tễ và Nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Rhode Island chỉ rõ: "Các triệu chứng của bệnh cúm và COVID-19 khá giống nhau, vì vậy rất khó để phân biệt hai loại này".

CDC Hoa Kỳ cho hay:

- Cả cúm và COVID-19 đều có thể khiến người bệnh bị sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, đau họng, đau nhức cơ thể và sổ mũi hoặc nghẹt mũi. 

- Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù biểu hiện này phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn. 

- Nhưng có điểm khác biệt ở chỗ, COVID-19 có thể gây mất vị giác hoặc khứu giác.

Tổ chức y tế sức khỏe uy tín này cũng nhấn mạnh: "Khoảng 1/2 số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 xảy ra giữa những người không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, cách tốt nhất để biết bản thân có bị nhiễm SARS-CoV-2 hoặc virus cúm (hoặc cả hai) hay không là thực hiện xét nghiệm".

Biện pháp phòng tránh nguy cơ kép nhiễm virus cúm và SARS-CoV-2

1. Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách

Các chuyên gia y tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nếu người Mỹ muốn kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và đưa nền kinh tế đi đúng hướng.

Ở Nam bán cầu, nơi vừa kết thúc những tháng mùa đông và mùa cúm, một số quốc gia đã báo cáo số ca bệnh cúm thấp đáng kinh ngạc khi mọi người thực hiện đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Ví dụ, tại Úc, số ca cúm được xác nhận đã giảm mạnh từ 61.000 ca vào tháng 8 năm 2019 xuống còn 107 ca vào tháng 8 năm nay.

Tiến sĩ Jeanne Marrazzo, Trưởng khoa truyền nhiễm tại Đại học Alabama, cho biết: "Ở Mỹ, một số người đang tỏ ra lơ là trong việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, đó là một vấn đề lớn. Rất có thể bùng phát mạnh tình trạng nhiễm COVID-19 khi mọi người tập trung nhiều hơn, đặc biệt trong phòng kín, và trong lúc họ mệt mỏi với việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và vệ sinh tay, cũng như phơi nhiễm với bệnh cúm mùa".

2. Tiêm vắc xin phòng cúm

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên. Tuy nhiên, khoảng 1/2 số người Mỹ không tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, bao gồm cả phần lớn trẻ em đã tử vong vì bệnh cúm.

Các chuyên gia của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh: "Khi chúng ta tiêm vaccine phòng cúm mà vẫn bị nhiễm cúm thì các triệu chứng thường ít nghiêm trọng hơn so với không tiêm phòng. Do vậy, điều quan trọng là trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên phải được tiêm vaccine phòng cúm và lý tưởng nhất là vào đầu tháng 10. Tiêm phòng cúm kịp thời đặc biệt rất quan trọng trong mùa cúm này".

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Susan Bailey, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ nói: "Việc tiêm phòng cúm cũng có thể giúp ích cho nhiều người hơn là chỉ cho bản thân. Vì các bệnh viện đang rất bận rộn trong việc chăm sóc bệnh nhân COVID-19, nên tiêm phòng cúm có thể giúp giảm gánh nặng cho hệ thống y tế".

Các chuyên gia cho biết: "Hàng năm, có nhiều bệnh nhân bị cúm nặng với tình trạng suy hô hấp. Trong số những bệnh nhân bị viêm phổi nặng do cúm, đa phần những bệnh nhân này chưa được tiêm vaccine phòng cúm trong năm đó".

Tài Văn (SK&ĐS)

Share with friends

Bài liên quan

Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi
[Video] Cảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào mùa cao điểm
Không dùng các biện pháp dân gian chữa bệnh dại
Triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh
Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi: Giải pháp kịp thời để kiểm soát dịch bệnh
[Video] Bệnh Sởi không đơn giản như bạn nghĩ – Hãy bảo vệ trẻ bằng vắc xin!
Từ 24/2/2025: Đồng Nai triển khai tiêm vắc xin Sởi cho trẻ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi
Trường hợp nào dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa?
Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do phế cầu
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc xin
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN