Nhiều người mắc COVID-19 không triệu chứng nhưng sau khi khỏi bệnh vẫn khổ sở vì những cơn ho kéo dài.

Theo các chuyên gia, có 4 nhóm nguyên nhân gây ho sau khi khỏi COVID-19, thứ nhất, sau khi khỏi bệnh, cơ thể còn đào thải chất tiết (xác virus); thứ hai, người có cơ địa dị ứng/hoặc bị suyễn;  thứ ba, người có bệnh lý trào ngược sẵn có, uống thuốc nhiều thì tình trạng này tăng thêm; thứ tư là có tình huống kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản, hầu họng.... gây ho.

Những người có cơ địa dị ứng, bị suyễn, trào ngược, sống trong môi trường nhiều khói bụi dễ bị ho sau khi mắc COVID-19. 

Có nhiều "dạng" ho khác nhau, có thể bị ho túc tắc, ngứa họng, cũng có thể bị ho sặc sụa. Nhiều người bị ho sau khi nói chuyện nhiều, cười nhiều; hít không khí lạnh, thở bằng miệng nhiều... Có người sau khi ăn no cũng ho, hít phải mùi lạ, thay đổi tư thế, thậm chí, cơn ho khiến họ thức giấc ban đêm.

 Các bác sĩ khuyên người dân phải đi khám để đánh giá việc bản thân có bệnh phổi khác hoặc các bệnh như ho do dị ứng, trào ngược, suyễn... để có các  phương pháp điều trị phù hợp.

Để ứng phó với ho sau khỏi COVID-19, các bác sĩ khuyên người dân phải đi khám để đánh giá việc bản thân có bệnh phổi khác hay không (như viêm phổi, lao phổi), hoặc các bệnh như ho do dị ứng, trào ngược, suyễn... để có các  phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu không phải vì bệnh lý khác, thì việc tự vận động, tập luyện, tẩm bổ sẽ khiến ho sau COVID-19 hết dần trong tương lai. Có những người cũng bị mệt mỏi, mất sức liên quan hô hấp, thì lúc này tập thở, tẩm bổ là phương pháp hiệu quả nhất.  

Một số biện pháp có thể giảm cơn ho:

- Tập thở: thở bụng có chú ý, hít vào bụng phình, thở ra bụng xẹp mỗi đợt 3-4 nhịp

- Nuốt và ngậm miệng

- Hít vào thở ra bằng mũi cho đến khi hết ho

- Uống từng ngụm nước ấm. Ngậm kẹo

- Tránh để khô họng, uống đủ nước.

- Uống thuốc ho.

T.B

Nguồn: SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin, bữa tiệc
Phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non
Liên cầu lợn: Mối nguy hiểm ẩn sau những món ăn ưa thích
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy
Can thiệp sớm có vai trò quan trọng cho cả trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội
Đau lưng và những điều cần biết
[Video] Nội soi đại tràng – Chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Hội chứng Down thế giới năm 2025: Cải thiện hệ thống hỗ trợ của chúng ta
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota cha mẹ cần lưu ý
Ngày Thính giác thế giới 3/3: Các biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách
Gánh nặng bệnh tật từ tác hại của thuốc lá mới
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Trẻ tăng động giảm chú ý – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong những ngày Tết
Lợi ích của việc lấy cao răng và đánh bóng răng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN