Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản gửi Phòng Y tế các huyện, thành phố; Các đơn vị trực thuộc Sở; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn tỉnh về việc cảnh báo thuốc giả lưu hành trái phép trên thị trường.
Theo đó thực hiện Văn bản của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế về việc cảnh báo thuốc giả lưu hành trên thị trường, Giám đốc Sở Y tế thông báo thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thuốc không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng các sản phẩm giả sau:
- Viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), SĐK: VD-25305-16, Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW 3, đóng gói dạng lọ nhựa400 viên.
- Viên nén Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg), SĐK:VD-28109-17, Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW 3, đóng góidạng lọ nhựa 400 viên.
- Viên nén Pharcoter (Codein base 10mg; Terpin hydrat 100mg), SĐK: VD-14429-11, Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Trungương 1 (Pharbaco), đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.
- Sản phẩm giả thuốc Neo-Codion (Ghi chú: Thuốc Neo-Codion đượcBộ Y tế cấp phép lưu hành với các thông tin chính thức như sau: Số giấy phép lưu hành: 300111082223 (SĐK cũ: VN-18966-15); Hoạt chất: Codeinbase (dưới dạng Codein camphosulfonat 25mg) 14,93mg; Sulfogaiacol100mg; Cao mềm Grindelia 20mg; Dạng bào chế: Viên nén bao đường; Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên; Nhà sản xuất: Công ty Sophartex (Pháp), địachỉ: 21, rue du Pressoir, Vernouillet, 28500).
- 16 sản phẩm (chi tiết tại Phụ lục kèm theo Văn bản số 1135/QLDCL), không thuộc danh mục thuốc đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu
hành.
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cảnh báo thuốc giả lưu hành trái phép trên thị trường.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Lãnh đạo Sở Y tế nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn tỉnh kinh doanh, phân phối, sử dụng các sản phẩn giả nêu trên. Chỉ mua bán thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp; không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan.
Khi phát hiện thuốc giả phải khẩn trương báo cáo về Phòng Y tế tại địa phương và Sở Y tế - Phòng Nghiệp vụ; điện thoại: 02513.840.654 hoặc điện thoại đường dây nóng: 0967891717 để kiểm tra, xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ.
Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn: Rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc và tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua; bảo đảm thuốc được cung ứng là thuốc đã được cấp giấy phép lưu hành và cung ứng bởi các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp, có hóa đơn chứng từ đầy đủ. Trường hợp phát hiện thuốc có dấu hiệu nghi ngờ bất thường, thuốc chưa được cấp phép lưu hành, lập tức niêm phong, không tiếp tục sử dụng thuốc và báo cáo cơ quan quản lý y tế, cơ quan chức năng để kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.
Phòng Y tế các huyện, thành phố: Thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn và trang thông tin điện tử của đơn vị thông tin về các sản phẩn giả nêu trên. Phối hợp với cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân biết để không kinh doanh, sử dụng các sản phẩn giả nêu trên
Phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; điều tra, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành; kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng các sản phẩn giả nêu trên, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Thanh Tú