Trong thời gian gần đây, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có những diễn biến phức tạp, số ổ dịch dại trên chó, số ca mắc bệnh tay chân miệng gia tăng; đã ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết. Trước tình hình trên, ngành Y tế Đồng Nai đã và đang đẩy mạnh các biện pháp phòng chống, tuy nhiên để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả cao rất cần sự chung tay của các Ban, ngành, đoàn thể và người dân.

Các bệnh truyền nhiễm tăng

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai), từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 11 ổ dịch dại trên chó ở 6 huyện, bao gồm Trảng Bom (02 ổ), Định Quán (01 ổ), Nhơn Trạch (01 ổ), Vĩnh Cửu (02 ổ), Thống Nhất (01 ổ) và Long Thành (02 ổ). Tính đến ngày 18-4, số ca mắc bệnh chân tay miệng đã lên đến hơn 600 ca, tăng gần 80% so với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc sốt xuất huyết là hơn 700 ca,  giảm hơn 46% , mặc dù số ca mắc thấp tuy nhiên đã ghi nhận 01 ca tử vong.

BS.CKI Phan Văn Phúc - Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Đồng Nai cho biết, tình hình các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng, đáng lo ngại nhất là bệnh dại, mặc dù chưa ghi nhận ca tử vong trên người nhưng số ổ dịch xét nghiệm dương tính với vi rút dại xuất hiện liên tục, và bao phủ diện rộng hầu như ở tất cả các huyện, do đó nguy cơ  dại xảy ra trên con người là rất cao. 

Nhân viên CDC Đồng Nai kiểm tra vật dụng chứa nước có lăng quăng tại một hộ gia đình.

Đối với bệnh tay chân miệng tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chưa ghi nhận ca bệnh nặng nhưng thời gian tới có xu hướng tăng. Còn đối với bệnh sốt xuất huyết số ca mắc thấp hơn so với năm ngoái, nhưng lại có ca tử vong và diễn biến dịch rất phức tạp cho thấy sự khống chế toàn diện về dịch sốt xuất huyết là khó nếu không có sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Bên cạnh đó một số bệnh truyền nhiễm khác như sởi, Rubella.. có thể gia tăng do thiếu khoảng trống miễn dịch của năm 2023 do thiếu vắc xin tiêm ngừa.

Xu hướng quan ngại đối với cả nước hiện nay là bệnh cúm gia cầm, cúm H5N1, mặc dù Đồng Nai chưa ghi nhận ca cúm H5N1 nào nhưng vẫn rất lo ngại vì Đồng Nai là thủ phủ vùng chăn nuôi gia cầm do đó nguy cơ xảy ra rất cao. 

Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho biết, trong năm 2023, do nguồn cung vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng bị gián đoạn nên có đến 9/12 chỉ tiêu về tiêm chủng các loại vắc xin không đạt. Dự báo trong năm 2024, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, ngành y tế Đồng Nai đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024. Trong đó đặt ra mục tiêu khống chế, kiểm soát dịch bệnh kịp thời, không để dịch bệnh lan rộng, hạn chế tử vong, tập trung vào các dịch bệnh đang lưu hành tại địa phương và có tỷ lệ mắc cao như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, dại, đậu mùa khỉ.

Đồng thời, sẽ nỗ lực để giảm tỷ lệ mắc các bệnh đã có vắc xin như: sởi, bạch hầu, ho gà; giữ vững kết quả khống chế bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh; tăng cường tiêm chủng đầy đủ đạt >95%. Duy trì các đội đáp ứng nhanh, đội chống dịch cơ động, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất để đáp ứng dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp.

Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, ngành Y tế Đồng Nai đã chủ động triển khai mạnh mẽ các biện pháp nhằm khống chế dịch bệnh, tuy nhiên để đạt được kết quả tốt cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành và của nhân dân.

BS.CKI Phan Văn Phúc cho biết: Để khống chế dịch bệnh, ngành Y tế Đồng Nai đã triển khai nhiều biện pháp, cụ thể như  xây dựng quy chế phối hợp liên ngành bao gồm Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, đây là một bước đi đầu trong công tác phòng chống dịch so với toàn quốc.

Để lấp đầy miễn dịch do sự thiếu hụt vắc xin trước đây, hạn chế sự lây lan phát triển dịch khi có các tình huống xảy ra, Đồng Nai cũng đã xây dựng kế hoạch  tiêm bù, tiêm vét vắc xin cho trẻ.

Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước.

Phối hợp với các đơn vị điều trị, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi các vi rút mới xâm nhập, đẩy mạnh công tác giám sát và kiểm soát dịch, tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện phát hiện sớm ca bệnh, tác nhân gây bệnh ngay từ cửa khẩu, tại cơ sở y tế và trong cộng đồng để xử lý kịp thời, triệt để và triển khai công tác tiêm chủng an toàn, hiệu quả. 

Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của CDC Đồng Nai http://www.dongnaicdc.vn/… nhằm khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi bảo vệ sức khỏe và thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch. Phối hợp với Sở giáo dục - Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông các dịch bệnh tại các trường học và các địa phương có ổ dịch.

Đối với dịch sốt xuất huyết, ngành Y tế đã xây dựng kế hoạch Ngày Asean phòng chống sốt xuất huyết, chiến dịch vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây lan sốt xuất huyết trong thời điểm chuẩn bị vào mùa. 

Theo lãnh đạo Sở Y tế, thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh cho thấy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của toàn thể người dân là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong thực hiện mục tiêu giảm số ca mắc và ca tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm.

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

Ghi nhận hơn 880 ca bệnh tay chân miệng từ đầu năm
[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN