Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark vừa nội soi phế quản gắp mảnh xương cá dẹt hình rẻ quạt, có kích thước 18 x 15 mm nằm trong phế quản của cụ ông N.V.N., (74 tuổi, ngụ tại TP. Biên Hòa) suốt gần 3 tuần nay.

Ngày 15-2, cụ ông đến bệnh viện khám bệnh vì ho kéo dài, 2 ngày trước đó có ho ra đàm vướng ít máu đỏ tươi và sốt về đêm.

Ban đầu bệnh nhân được chẩn đoán viêm thùy dưới phổi trái, nghi ngờ với lao phổi trên cơ địa đái tháo đường, tăng huyết áp.

Sau đó hình ảnh X-quang phổi quy ước giúp loại trừ lao phổi. Tuy nhiên có một nốt vôi hóa ở phế quản góc phải kích thước 2-3mm. Hỏi kỹ lại bệnh sử, bệnh nhân cho biết là có 1 lần bị sặc trong lúc ăn cơm cách đây gần 3 tuần. Bệnh nhân được chẩn đoán nghi dị vật phế quản bỏ quên sau ăn sặc được đặt ra. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản thám sát và gắp dị vật là 1 mảnh xương cá dẹt, hình rẻ quạt kích thước 18x15 mm.

Hình ảnh mảnh xương cá được gắp ra trong phế quản của cụ ông.

TS.BS Nguyễn Thị Tố Như, chuyên gia Nội hô hấp của bệnh viện cho biết, sau khi hít dị vật vào đường thở, bệnh nhân thường bị: Hội chứng xâm nhập (ho sặc, khó thở, tím tái); khó thở thanh quản (thở hước, thở rít, do đường thở bị bít tắc); nếu dị vật không gây các triệu chứng trên hoặc chỉ thoáng qua, có thể khiến bệnh nhân không để ý, sau đó sẽ thở khò khè, khạc đàm mủ, ho ra máu hay viêm phổi tái đi tái lại, áp xe phổi.

"Dị vật đường thở bỏ quên lâu ngày có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi. Nó có thể gây tử vong hay để  lại di chứng nặng nề. Vì nguy cơ xảy ra biến chứng và tổn thương phổi thường gặp khi dị vật nằm lâu trong lòng phế quản, do đó điều quan trọng là cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt và can thiệp lấy dị vật. Triệu chứng dị vật bỏ quên trong đường thở không đặc hiệu, do đó khi bị sặc trong lúc ăn, uống người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám và xử lý kip thời" - TS.BS Như khuyến cáo.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Bài 3: Hướng đến xây dựng nền y tế thông minh
Thu hồi trên toàn quốc nhiều mỹ phẩm vi phạm, có cả kem đánh răng phổ biến
Bài 2: Hiệu quả ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị chấn thương sọ não, chấn thương chỉnh hình
Bài 2: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao sức khỏe và quản lý y tế
Đồng Nai tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2025
Đồng Nai có 18 cá nhân được phong tặng Thầy thuốc ưu tú
Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nâng cao chất lượng khám, điều trị và quản lý
Bài 3: Gặt hái “Quả ngọt”…
Bài 2: Hiệu quả thấy rõ từ can thiệp tim mạch
Đồng Nai ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất: Gieo kỹ thuật cao, gặt “quả ngọt”
Áp dụng cùng lúc 4 kỹ thuật mới phẫu thuật cho bệnh nhân bị phình gốc động mạch chủ
Bài 2: Kiosk y tế thông minh: Thêm tiện ích, bớt thủ tục
Ngành Y tế Đồng Nai tuyên dương 256 học sinh "Học giỏi, sống tốt"
Nghị quyết 57-NQ/TW: Bước chuyển mình của ngành Y tế
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7: Nỗ lực hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân
Kết thúc hoạt động Công đoàn ngành Y tế tỉnh Đồng Nai
Dự án VUSTA sơ kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm
Tăng cường truyền thông và hoạt động hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam
[Video] Ra mắt hệ thống điều phối dữ liệu y tế tỉnh Đồng Nai

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN