Nếu bạn có một hệ miễn dịch yếu, bạn sẽ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và virus trong không khí hay do tiếp xúc.

Làm thế nào có thể nhận ra hệ miễn dịch đang bị suy yếu?

Luôn luôn thấy mệt mỏi

Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi bất kể bạn đã ngủ bao nhiêu giờ hay uống bao nhiêu ly cà phê? Bạn luôn cảm thấy thiếu năng lượng cho công việc của mình hàng ngày. Đây là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có hệ miễn dịch của cơ thể bạn đang gặp trục trặc. Bạn cần tìm nguyên nhân để nâng cao hệ miễn dịch trong thời điểm dịch COVID-19 đang bùng phát như hiện nay.

Gần đây hay mắc bệnh

Một cảnh báo cần đặt ra cho thấy bạn có hệ thống miễn dịch yếu là thời gian gần đây bạn hay mắc bệnh. Một số bệnh thông thường như cảm mạo, cảm cúm, ho hay đau nhức cơ thể... Đây là các dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất. Chỉ cần tiếp xúc với một người mắc cảm cúm, bạn dễ dàng lây bệnh ngay. Cần củng cố sức khỏe và tăng cường sức đề kháng bằng dinh dưỡng và chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp...

Hệ miễn dịch suy yếu làm cơ thể dễ nhiễm bệnh.

Hay bị dị ứng

Các phản ứng như ngứa, chảy nước mắt, không dung nạp và dị ứng thực phẩm hay kích ứng và ngứa da... cũng là một trong những chỉ điểm báo hiệu hệ miễn dịch của bạn đang có vấn đề. Bạn cần củng cố hệ miễn dịch để phòng chống lây nhiễm bệnh.

Mất nhiều thời gian để chữa lành bệnh

Mất nhiều thời gian để chữa lành bệnh, bạn lâu hồi phục cơ thể sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm, đây là một dấu hiệu của hệ thống miễn dịch suy yếu. Bạn cần tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện đều đặn... để củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.

Gặp rắc rối về hệ tiêu hóa

Các vi khuẩn trong đường tiêu hóa có thể đóng một vai trò lớn trong hệ miễn dịch và ngược lại. Đường ruột không khỏe thường gây ra các tình trạng sức khỏe suy yếu. Đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy, táo bón và các triệu chứng tiêu hóa khác là các dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn không khỏe, làm suy yếu hệ miễn dịch.

Hay bị đau khớp

Đau khớp là triệu chứng của nhiều rối loạn sức khỏe khác nhau, triệu chứng này cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy triệu chứng này hay xuất hiện trong thời gian gần đây, cẩn thận hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu đấy. Cần cảnh giác và có các biện pháp nâng cao sức đề kháng để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Dễ bị stress

Stress sẽ khó tác động lên bạn nếu bạn giàu năng lượng và sức đề kháng cơ thể mạnh mẽ. Nhưng nếu bạn có khả năng miễn dịch thấp, bạn dễ rơi vào trạng thái stress. Dấu hiệu này bạn rất dễ so sánh so với trước đây.

Da trở nên sạm và khô hơn

Do tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể bạn sẽ bài tiết chậm chạp dẫn đến tích tụ chất độc trong cơ thể và trên da. Do đó, khi làn da trở nên sạm đen hay thô ráp, đừng coi thường mà hãy chú ý đến những nguyên nhân tiềm ẩn.

Mắt trở nên nhìn mờ và dễ mỏi

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Anh cho biết: Thị lực cũng phản ánh phần nào hoạt động hệ miễn dịch của bạn. Khi hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả cũng sẽ góp phần cho mắt dễ mỏi và nhìn mờ hơn. Tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và loại trừ các bệnh lý về mắt.

Khi đã có các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe xuống dốc, bạn phải lập tức tập trung bổ sung và cân đối các thực phẩm lành mạnh, điều trị các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Những việc làm vừa nêu có thể giúp bạn phục hồi và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Share with friends

Bài liên quan

Lưu ý cho người đau mắt đỏ để bệnh không nặng hơn
6 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ
Làm cách nào để giảm cholesterol máu?
Báo động về tình trạng gia tăng tỉ lệ ung thư ở người trẻ tuổi
Sử dụng thuốc nhỏ mắt ở trẻ em đúng cách tại nhà
Bệnh nhân vẫn có rủi ro sức khỏe sau hai năm mắc COVID-19
Bộ Y tế khuyến cáo về biến thể phụ EG.5 Omicron
Vì sao không nên bẻ hoặc nghiền thuốc viên cho dễ uống?
Vi khuẩn trong miệng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Khi thị lực suy giảm, nên bổ sung loại vitamin, dưỡng chất nào?
Đột phá khoa học tiếp theo – vắc xin ung thư có thể có trong vòng 5 năm tới
Bộ Y tế yêu cầu quản lý chặt sản phẩm khí NO2 liên quan đến 'bóng cười'
Vận động tích cực và ngủ đủ giúp trẻ em dưới 5 tuổi lớn lên khỏe mạnh
12 tác hại của rượu với cơ thể bạn cần biết
Những điều cần biết về HPV ở nam giới
WHO cảnh báo 4 nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc Botulinum
Tương tác bất lợi giữa thuốc với thức ăn – Cách nào để tránh?
Cảnh báo 14 sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng
Lo ngại nguy cơ bệnh bại liệt hoang dại xâm nhập Việt Nam
Phát hiện thêm một nguy cơ gây ung thư đại trực tràng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN