Chậm nói ở trẻ cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, bởi trẻ chậm nói sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não, cảm xúc, hoạt động. Để phòng ngừa chậm nói ở trẻ, cha mẹ nên quan tâm đến các mốc phát triển ngôn ngữ của con theo từng độ tuổi.

Sớm nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói

Mặc dù đã hơn 4 tuổi nhưng con trai chị N.T.A (28 tuổi, P. An Bình –Tp Biên Hoà) chỉ nói được từ đơn, hoặc nói rất nhiều từ khó nghe, khó hiểu. Chị A. cho hay, lúc 3 tuổi bé chỉ nói những từ đơn nên gia đình nghĩ là chậm nói như một số trẻ khác. Tuy nhiên, càng về sau mặc dù đã đi học ở trường mầm non, nhưng tình trạng ngôn ngữ của bé không được cải thiện nên chị mới đưa con đi bệnh viện thăm khám. Tại đây, con chị được chẩn đoán chậm nói và cần được can thiệp. Từ đó, 2 ngày mỗi tuần chị đưa con trai đến khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền của Bệnh viện Nhi đồng – Đồng Nai để tham gia trị liệu. Sau gần 1 năm, bé có nhiều tiến triển, có thể nói được nhiều từ hơn.  

BS Phan Thị Hiền Hoà – Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền Bệnh viện Nhi đồng – Đồng Nai cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói; có thể chia là 02 nhóm chính là đơn thuần và bệnh lý. Ở nhóm bệnh lý là trẻ được xác định có các khiếm khuyết về não bộ và hệ thần kinh như bại não, chậm phát triển về tâm thần. Còn ở nhóm đơn thuần do các yếu tố như môi trường sống, ngôn ngữ (bé được tiếp xúc với từ hai ngôn ngữ trở lên); ít được tiếp xúc tương tác, giao tiếp, ít được nghe và sử dụng ngôn ngữ; ít được hướng dẫn sử dụng từ, câu cho đúng với thời điểm. Bên cạnh đó, do công việc bận rộn của bố mẹ mà trẻ tiếp xúc với các phương tiện công nghệ như ti vi, điện thoại, Ipad…đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. 

Con trai chị N.T.A tham gia trị liệu âm ngữ tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. 

Những dấu hiệu rõ dễ nhận biết nhất đối với trẻ chậm nói đó là trẻ phát âm những từ ngữ vô nghĩa, không rõ, chưa biết bắt chước hoặc thực hiện các yêu cầu của người khác; Hoặc từ 24-36 tháng tuổi chưa nói được 2-3 từ, câu ngắn; Đặc biệt 4-5 tuổi là lứa tuổi đã giao tiếp như người bình thường nhưng chưa thể hiện được thì cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám.  

Cần can thiệp sớm

Các bậc cha mẹ khi phát hiện ra những dấu hiệu trẻ chậm nói ở trên thì cần đưa trẻ đi khám để can thiệp sớm cho trẻ. “Trẻ chậm nói cần được can thiệp sớm, đặc biệt là trước 3 tuổi. Nếu không can thiệp đúng thời điểm sẽ khó khăn hơn trong quá trình hoàn thành khả năng nói, diễn đạt của trẻ về sau như diễn đạt, sắp xếp câu, hoàn chỉnh khi đi học. Cha mẹ cần tương tác với con qua các trò chơi phù hợp với lứa tuổi, động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Khi có sự tương tác với trẻ, càng dễ phát hiện được những dấu hiệu chậm nói của trẻ qua đó có những can thiệp kịp thời. Ở độ tuổi dưới 02 tuổi thì cần hạn chế các thiết bị công nghệ, vì khi xem thiết bị điện tử là sự tương tác một chiều, trẻ theo dõi các diễn biến trên thiết bị mà không có phản hồi lại, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới khả năng tương tác hai chiều của trẻ, giảm phản xạ với ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày”, BS Hoà khuyến cáo. 

Hiện có khoảng 15 trẻ chậm nói đang được trị liệu âm ngữ tại Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. 

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ
Cần quan tâm giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN