Chiều ngày 10-4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh với 63 tỉnh, thành phố và một số ban ngành. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì. 

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ: Hiện nay trên thế giới một số bệnh truyền nhiễm như ho gà, sởi, sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng. Tại Việt Nam, công tác phòng chống các dịch bệnh ở Việt Nam đã triển khai hoạt động với quan điểm phòng chống dịch từ xa. Một số bệnh truyền nhiễm đang lưu hành vẫn được kiểm soát, nhưng thời gian gần đây vẫn ghi nhận một số bệnh tăng cao như Tay chân miệng tăng cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt sau thời gian dài đã ghi nhận ca tử vong do cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa. Hiện nay,  với sự diễn biến phức tạp của khí hậu, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, công tác phòng chống dịch bệnh cần được tăng cường hơn nữa của các địa phương, các ban ngành. 

TS.BS Trần Minh Hòa – Giám đốc CDC Đồng Nai chủ trì hội nghị tại điểm cầu CDC Đồng Nai.

Theo báo cáo của Cục y tế Dự phòng - Bộ Y tế, 3 tháng đầu năm có gần 10 ngàn ca mắc tay chân miệng trong đó miền Nam: trên 7.500 ca (chiếm 74,1%); miền Bắc: trên 1.300 ca (chiếm 13,3%); miền Trung: trên 1.000 ca (chiếm 9,8%); Tây Nguyên: trên 200 ca (chiếm 2,8%).

Số mắc chủ yếu ghi nhận trong cơ sở giáo dục mầm non, có trên 90% số trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh, nữ cao hơn nam. 

Đường lây bệnh chủ yếu: đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh, nguy cơ lây truyền từ sinh hoạt tập thể của trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.

Cục Y tế dự phòng cũng đánh giá khó khăn công tác chống dịch tại các cơ sở giáo dục như:  Không còn hệ thống cán bộ y tế trường học; Phối hợp, giám sát phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục mầm non chưa hiệu quả. Vì vậy, Cục y tế dự phòng cũng đưa ra một số giải pháp: Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, phòng tránh lây nhiễm; Nâng cao nhận thức, thực hành vệ sinh tay và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ. Vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở giáo dục mầm non: Bảo đảm các phương tiện rửa tay; Thường xuyên khử trùng lớp học, đặc biệt là đồ chơi và bề mặt tiếp xúc như sàn, bàn…Giám sát phát hiện sớm, cách ly, điều trị. Về công tác chỉ đạo, quản lý: đề nghị ngành giáo dục theo dõi, phát hiện sớm ca mắc tại cơ sở giáo dục mầm non và thông báo cho ngành y tế kiểm soát dịch bệnh, thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn. 

Về bệnh cúm A (H9N2), đã ghi nhận 01 ca tại tỉnh Tiền Giang, hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Tp.HCM. Việc kiểm soát nguồn gây bệnh trên động vật nên ngành y tế không thể đơn phương kiểm soát, đòi hỏi có sự phối hợp giữa nhiều ngành, đơn vị, nhất là với ngành Nông nghiệp và PTNT. 

Theo Cục Y tế dự phòng đánh giá cúm A(H9N2) trên gia cầm ít gây bệnh, hơn nữa gia cầm mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên việc giám sát bên Ngành thú y khó khăn. Đây là chủng độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Khả năng lây nhiễm sang người vẫn còn hạn chế, những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh nặng là người có sức đề kháng yếu và chưa có bằng chứng về việc lây nhiễm từ người sang người. 

Dịch Sởi từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 130 ca mắc, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2023;  Bệnh ho gà ghi nhận 118 ca, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ năm 2023; Nguyên nhân được xác định là do gián đoạn trong tỷ lệ tiêm vắc xin trong Chương trình TCMR giảm trong giai đoạn dịch COVID-19…

Công tác tiêm vắc xin của Việt Nam đạt nhiều kết quả. Tính đến năm 2024, toàn quốc có 14 ngàn điểm tiêm chủng. Tỉ lệ tiêm chủng trong cộng đồng tương đối cao. 

Hội nghị cũng đã nghe một số tham luận của Sở Y tế Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đắk Lắk,...

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn trường học
[Video] Cứu sống ngoạn mục nam bệnh nhân trẻ bị đột tử do hội chứng Brugada
Ngành Y tế Đồng Nai: Không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân
Hạnh phúc của người nữ hộ sinh là khi sản phụ “vượt cạn” bình an
Đẩy mạnh truyền thông về lợi ích của việc sử dụng PrEP tới các đối tượng nguy cơ cao
Mở rộng thị trường cung ứng sinh phẩm xét nghiệm HIV, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân
[Video] Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đạt chứng nhận kim cương trong điều trị đột quỵ
Hội thảo chuyển đổi số ngành Y tế Đồng Nai
Tuần lễ Tiêm chủng (24-30/04): Hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, tiêm bù nếu trẻ chưa được tiêm đủ liều
Trung tâm Y tế huyện Định Quán: Nỗ lực làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Y tế tư nhân góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng bệnh không lây nhiễm
Ghi nhận liên tiếp 2 ổ dịch dại trên chó hoang
Đồng Nai phấn đấu đạt 96% dân số tham gia BHYT vào năm 2025
Ngày Trái đất 22/4: Vì hành tinh không 'ô nhiễm trắng'
Hội thảo cập nhật các tiến bộ trong siêu âm sản phụ khoa
[Video] Tọa đàm: Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?
Tiếp tục ghi nhận ổ dịch dại trên chó
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN