Sau kỳ nghỉ dài ngày tiệc tùng bia, rượu nên nhiều người lo ngại gan bị quá tải, tổn thương. Vậy dấu hiệu nào cho thấy gan đang bị quá tải và cần thải độc?

1. Nguyên nhân gan bị tổn thương

Gan có chức năng chính là giải độc và làm sạch bên trong cơ thể. Nếu vì một lý do nào đó như uống quá nhiều rượu bia trong một thời gian dài, lạm dụng thuốc, chế độ ăn không khoa học… khiến gan nhiễm độc lâu dần sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác, và có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan...

Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương gan như: Rượu, bia, do thuốc, hóa chất…đặc biệt các trường hợp ngộ độc cấp do thuốc, hóa chất…; Những người nhiễm virus viêm gan B, virus viêm C khiến gan tổn thương và là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, ung thư gan. Ngoài ra, các bệnh mạn tính như: lao, lupud ban đỏ, ung thư… cũng khiến gan tổn thương.

2. Biểu hiện gan bị tổn thương

Tổn thương gan thường diễn biến âm thầm, triệu chứng bệnh không rõ ràng, mơ hồ và dễ nhầm với các bệnh lý khác. Các triệu chứng bệnh thường gặp trong giai đoạn cấp tính có thể bao gồm: ăn không ngon, mất cảm giác thèm ăn. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi gan bị tổn thương.

Bởi vì bất kì tổn thương nào ở gan đều dẫn đến ứ đọng chất độc trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống. Tệ hơn, nó còn ức chế sự hấp thu vitamin và khoáng chất, khiến cơ thể ốm yếu và suy nhược.

Hơi thở "có mùi" cũng có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan. Vì nếu gan không hoạt động tốt thì miệng thường có mùi. Tình trạng này là do cơ thể sản sinh quá nhiều ammonia.

Chức năng gan bị tổn thương có thể liên quan với tổn thương da và mệt mỏi ở mắt. Da dưới mắt cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Nếu thấy rất khó để khỏi quầng thâm mắt và mỏi mắt thì cũng có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan.

Nếu gan tổn thương có thể gây ngứa ngáy dữ dội. Nhất là những người uống nhiều bia rượu, chế độ ăn không khoa học, lạm dụng thuốc,… trong khi không hề bị dị ứng hay có vấn đề về da… thì rất có thể là dấu hiệu của một lá gan không khỏe mạnh.

Một biểu hiện nặng hơn của tổn thương gan là vùng da ở mắt có màu vàng. Điều này cho thấy gan bị suy giảm chức năng khiến Bilirubin, hay còn gọi là sắc tố mật bị tích tụ trong cơ thể dẫn đến biểu hiện vàng da.

3. Khi nào cần khám?

Người bệnh cần khám ngay khi có các biểu hiện của rối loạn chức năng gan bao gồm: Người mệt mỏi, sụt cân, biểu hiện vàng da, phân và nước tiểu sậm màu, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng...

Nếu thấy có các triệu chứng trên, bác sĩ có thể khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan.

‎Rất nhiều trường hợp phát hiện bệnh lý gan do khám sức khỏe định kỳ.

4. Cần làm gì để bảo vệ gan?

Nhiều người cho rằng khi thấy có biểu hiện gan quá tải, nhiễm độc cần phải áp dụng các biện pháp thải độc gan cấp tốc hay detox bằng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế giải độc gan là quá trình tự nhiên, nhiệm vụ của cơ thể chứ không phải detox bằng bất kỳ phương thức nào.

Muốn hoạt động tốt thì cơ thể phải thải độc, nghỉ ngơi tốt. Điều quan trọng là chúng ta phải can thiệp thế nào để gan vừa hoạt động tốt, mà vừa nghỉ ngơi, thải độc hiệu quả. Để bảo vệ sức khỏe, gan hoạt động hồi phục tốt thì việc cần làm là không để gan phải chịu nhiều áp lực bởi các yếu tố bên ngoài.

Thông thường, gan có có 2 chức năng quan trọng đó là chuyển hóa và đào thải độc chất. Nếu chúng ta nạp vào quá nhiều thức ăn, nước uống độc hại hoặc lẫn lộn các chất thì gan phải sàng lọc, làm việc nhiều hơn dẫn đến quá tải. Ví dụ một ngày làm việc 8 tiếng sẽ là tiền đề để cơ thể phát triển hoàn chỉnh, khỏe mạnh, nhưng ngược lại nếu làm việc quá sức, kéo dài thời gian này lên 12 tiếng, thậm chí 18 tiếng thì chắc chắn gan sẽ suy yếu nhanh. Vì vậy, đầu tiên là phải ăn uống khoa học, nạp thực phẩm lành mạnh, không lạm dụng rượu bia để cho gan làm việc vừa phải, không quá sức.

Không được đưa quá nhiều chất độc vào cơ thể, nếu nạp càng nhiều chất dư thừa, chất độc như rượu bia, sử dụng các chất giải độc cơ thể, bổ sung năng lượng dưới nhiều hình thức khác nhau, không rõ nguồn gốc hoặc áp dụng các bài thuốc truyền miệng… thì gan càng phải hoạt động liên tục để bảo vệ lá gan, cơ thể.

Trên thực tế nếu áp dụng các phương pháp thải độc, detox theo kinh nghiệm nếu không đúng thì không những không giải độc mà còn gom độc về cho cơ thể. Vì vậy, việc dùng thuốc, áp dụng các biện pháp  thải độc cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Ngoài ra, để bảo vệ gan cần tăng cường sức đề kháng cơ thể, cụ thể cần có một chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, cân đối các thành phần như: đạm, đường, béo, vitammin và khoáng chất. Việc tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng để cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa từ thực phẩm, hoạt động thường ngày, từ đó giúp gan đào thải, nghỉ ngơi tốt hơn.

BS Đào Mạnh Phương
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Share with friends

Bài liên quan

Hút thuốc lá gây nhiều bệnh ung thư
[Video] Tọa đàm: Bệnh mạch vành - Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Các biện pháp phòng bệnh hen phế quản nghề nghiệp
[Video] Tọa đàm: Bệnh thiếu máu nguy hiểm như thế nào?
Nguy cơ tai biến, đột quỵ do hẹp động mạch cảnh - Biểu hiện và phòng ngừa như thế nào?
[Video] Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Bệnh Parkinson cần được phát hiện và điều trị sớm
Ngày Thế giới phòng, chống Ung thư 4/2: Biện pháp phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Bác sĩ chỉ ra những thói quen trong ngày Tết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ
[Video] Bệnh tim mạch và cách phòng ngừa
Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11: Cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó
[Video] Biến chứng của bệnh tiểu đường – Kẻ giết người thầm lặng
[Video] Bệnh viện ĐKKV Định Quán: Hiệu quả khu chạy thận mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN