Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ trẻ là một trong những hoạt động đang được các bệnh viện trên địa bàn tỉnh quan tâm. Từ đó từng bước giúp nâng cao, hoàn thiện chuyên môn giỏi cho mỗi bác sĩ trẻ, đồng thời giúp người bệnh được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tỉnh nhà, giảm thời gian và tiền bạc.

Hợp tác với các chuyên gia đầu ngành 

Hàng năm, ngoài việc cử bác sĩ lên truyến trên đạo tạo, Bệnh viện đa khoa (ĐK) Thống Nhất (Đồng Nai) luôn chú trọng việc mời các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia nước ngoài ở nhiều lĩnh vực về hỗ trợ chuyên môn. Mới đây, bệnh viện đã mời BS.CKII Nguyễn Tấn Toàn, Phó khoa Chi trên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh đã về hỗ trợ chuyên môn cho các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - bỏng và khám bệnh về xương khớp cho bệnh nhân.

Theo BS.CKII Nguyễn Tường Quang, Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện ĐK Thống Nhất cho hay, việc hợp tác với các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước là công việc thường xuyên nhiều năm nay luôn được khoa và Ban giám đốc bệnh viện quan tâm. Như việc hợp tác Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Đại học Y dược, Bệnh viện 115 ở TP. Hồ Chí Minh. Mỗi bệnh viện có mỗi thế mạnh và chuyên khoa riêng và tùy vào nhu cầu đào tạo bệnh viện sẽ mời chuyên gia các bệnh viện về đây giúp các bác sĩ trẻ phát triển. 

“Như việc mời BS.CKII Nguyễn Tấn Toàn về hỗ trợ trực tiếp tại bệnh viện, nếu có những ca bệnh khó thông qua quy cách khám bệnh của chuyên gia sẽ giúp từ trưởng khoa đến các bác sĩ trẻ học thêm, cập nhật kiến thức mới nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó, giúp người bệnh trong tỉnh được khám, điều trị tại bệnh viện, không phải lên tuyến trên tốn thời gian và chi phí” – BS Quang nói.

BS.CKII Nguyễn Tấn Toàn, Phó khoa Chi trên, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đang hướng dẫn cách khám bệnh cho đội ngũ bác sĩ trẻ Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện ĐK Thống Nhất.

Cũng theo BS Quang, khi khoa gặp những ca bệnh khó đều hội chẩn với các chuyên gia tuyến trên thông qua các mạng xã hội như: Zalo, Viber, video call để các thầy thấy bệnh nhân trao đổi trực tiếp chẩn đoán đúng bệnh. Sau khi chẩn đoán đúng bệnh, nếu nằm ngoài khả năng của khoa thì khoa sẽ mời thầy về hỗ trợ phẫu thuật cho bệnh nhân, qua đó giúp các bác sĩ trong khoa học trực tiếp tại phòng mổ.  

BS Phạm Trung Bắc, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện ĐK Thống Nhất cho biết, sau khi kết thúc mỗi đợt chuyên gia về hỗ trợ, lãnh đạo khoa sẽ tập hợp các bác sĩ trong khoa ôn tập, học hỏi lại những gì mà chuyên gia đã hướng dẫn, để từ đó nâng cao chuyên môn sâu hơn nữa.

“Thông qua buổi khám như thế này mà các bác sĩ của khoa được học hỏi, cập nhật thêm nhiều kiến thức mới và biết được quy trình thực hiện chuẩn từ chuyên gia, từ đó phục vụ cho công việc khám, điều trị cho người bệnh tốt hơn” – BS Bắc nói.

BS.CKII Nguyễn Tấn Toàn, Phó khoa Chi trên, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh cho hay, cách đây hơn 10 năm chúng tôi đã về khoa hỗ trợ phẫu thuật những ca khó, giờ những kỹ thuật khó này các bác sĩ của bệnh viện đã thực hiện thường quy. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm và kỹ thuật cho các bác sĩ ở đây nếu khoa và bệnh viện có nhu cầu.

Từng bước hoàn thiện chuyên môn 

BS.CKI Ngô Thái Bình về làm việc tại khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã 7 năm nay. BS Bình cho biết, khi ở giảng đường đại học chủ yếu học lý thuyết nên lúc mới bắt đầu vào công việc còn nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, khoảng thời gian công tác tại đây, BS Bình luôn được ban chủ nhiệm khoa và các đồng nghiệp tận tình hướng dẫn từ việc ghi chép hồ sơ, theo dõi sinh hiệu bệnh, thăm khám cho đến các thủ thuật xâm lấn để khám, điều trị bệnh nhi tốt hơn.

Đến nay, BS Bình đã được khoa và bệnh viện tạo điều kiện cho đi học nâng cao tay nghề về các kỹ thuật như: Ecmo tại Bệnh viện Chợ Rẫy; lọc máu liên tục tại Bệnh viện Nhi đồng 1, và năm 2020 đi học lớp chuyên khoa I…

Theo bác sĩ Bình, Khoa Hồi sức tích cực chống độc có nhiều cái chuyên biệt hơn so với những khoa khác, các thủ thuật, kỹ thuật cao nhiều hơn và đòi hỏi mỗi bác sĩ phải có kỹ năng và thực hành tốt. Do đó, việc được đi học ở các bệnh viện tuyến trên đã giúp cho anh có thể áp dụng vào trong quá trình thăm khám, theo dõi điều trị và biết được cái nào làm tốt hơn. 

BS.CKI Ngô Thái Bình thăm khám cho bệnh nhi tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

“Yếu tố giúp nâng cao tay nghề nhanh hơn vẫn là được thấy đồng nghiệp làm và mình phải tự làm. Khi mình làm sẽ biết được khó khăn và làm được chưa, sau đó hỏi lại anh chị đồng nghiệp xem mình đã làm đúng chưa. Nếu nhìn đồng nghiệp làm mà mình không tự làm thì sẽ khó mà giỏi được” – BS Bình nói. 
ThS-BS Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay, từ một bác sĩ trẻ mới ra trường còn non nớt, tuy nhiên qua quá trình học tập, làm việc và phấn đấu BS Bình không chỉ vượt lên cách xa so với các bác sĩ khác, còn tiếp cận thành thạo các kỹ thuật được cử đi học như: máy Ecmo, máy hạ thân nhiệt, lọc máu liên tục. Đây là những kỹ thuật được áp dụng điều trị bệnh nhi trong trường hợp nguy kịch.  

Theo ThS-BS Nghĩa, đặc điểm nghề y là phải mang tính kế thừa, là nghề khoa học ứng dụng, nếu không ứng dụng sẽ không làm được. Do đó, cần có nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên, nhất là cho đội ngũ bác sĩ trẻ để họ từng bước làm chủ chuyên môn. Hàng năm, bệnh viện xây dựng các hình thức đào tạo sát với thực tế và phù hợp với nhu cầu của bệnh viện. Như hình thức đào tạo chính quy (sẽ cử và xét tuyển bác sĩ đi học sau đại học), đào tạo theo chuyên ngành (tùy theo chuyên ngành cử bác sĩ lên tuyến trên đào tạo).

Riêng với hình thức đào tạo liên tục, đây là hình thức rất quan trọng đối với bệnh viện. Với hình thức này, bệnh viện cần đào tạo lĩnh vực gì thì đào tạo lĩnh vực đó, bằng cách cầm tay chỉ việc đối với những bác sĩ trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Bệnh viện sẽ phân công những bác sĩ giỏi từng khoa, phòng hướng dẫn các bác sĩ trẻ từ việc tiếp cận, thăm khám đến các phương pháp điều trị, giúp các bác sĩ từng bước hoàn thiện chuyên môn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc điều trị bệnh nhi ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, đào tạo theo những lớp ngắn hạn bệnh viện tự tổ chức như: đào tạo lớp cấp cứu cơ bản, cấp cứu nâng cao, hồi sức nâng cao… Hay các sinh hoạt khoa học chuyên đề, bệnh án, cử các bác sĩ tham gia các hội nghị, hội thảo tại các bệnh viện… 

“Để đào tạo đội ngũ bác sĩ trẻ giỏi và vững chuyên môn rất khó khăn và tốn kém. Đó là đội ngũ bác sĩ trẻ đi học, các bác sĩ còn lại trong khoa phải gánh vác việc còn lại. Bên cạnh đó, phải hỗ trợ tiền học phí cho các bác sĩ trẻ đi học. Tuy nhiên, nhằm giúp các bác sĩ trẻ phát huy tối đa chuyên môn trong công việc, đứng đầu triển khai các kỹ thuật mới, nếu bác sĩ trẻ có kết quả tốt trong quá trình đào tạo và trong quá trình làm việc sẽ được quy hoạch vào lãnh đạo khoa phòng trong tương lai. Mặc dù tốn kém, mất nhiều thời gian nhưng bệnh viện chấp nhận và khuyến khích, động viên để các bác sĩ đi học” – ThS-BS Nghĩa nói.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

“Tôn vinh điều dưỡng – Lan tỏa yêu thương và nhân ái”
Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5: Bệnh viện là nhà, điều dưỡng là người thân
Oxy cao áp: Giải pháp nâng cao chất lượng điều trị và sức khỏe cho người bệnh
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong
Xử lý nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại huyện Trảng Bom
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định về công thức và nhãn mác
TP.Biên Hòa tăng cường tiêm vắc xin sởi cho học sinh trung học sở sở
Tổ chức điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh
Thành lập Chi bộ Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em
Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Y dược cổ truyền: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
Nhiều lỗi vi phạm an toàn thực phẩm của công ty cung cấp suất ăn công nghiệp tại Nhơn Trạch
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Cùng nhau vì Thalassemia - Đoàn kết cộng đồng, ưu tiên bệnh nhân
Tặng 70 phần quà và suất cơm từ thiện cho bệnh nhân
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai tổ chức lễ phát động vệ sinh tay năm 2025
Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh do não mô cầu
Tập huấn hướng dẫn “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Thay huyết tương - Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Guillain-Barré
“Găng tay không thay được vệ sinh tay”
Bộ Y tế: Tập trung thanh, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN