Vừa qua, tại Khách sạn Đồng Nai, Ủy ban quốc gia về người khuyết tật (NKT) Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về NKT. Tham dự có đại diện các Bộ: LĐTBXH; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Xây dựng; Giao thông vận tải và Sở LĐTBXH, các tổ chức NKT các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào miền Nam, Tây Nguyên. 

Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện Luật NKT sau 10 năm triển khai, qua đó các bộ ngành, địa phương thảo luận góp ý nhằm đề xuất điều chỉnh một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay.

NKT được quan tâm về nhiều mặt

Tại hội thảo, bà Phạm Thị Hải Hà – Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu NKT, chiếm 7,06% dân số, NKT đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 58% NKT là nữ, 28,3% là trẻ em… Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm, xây dựng tổ chức nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho nhóm người khó khăn, đặc biệt là xây dựng các chính sách hỗ trợ cho NKT. Hệ thống pháp luật liên quan đến NKT từng bước được thực hiện trên các lĩnh vực. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật NKT vào ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Đến nay hơn 10 năm thực hiện Luật NKT đã đưa lại nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề và việc làm; văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch; nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông; trợ giúp pháp lý; bảo trợ xã hội cho NKT…

Điển hình như về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho NTK, đến nay đã có 63 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng tại Việt Nam. 100% bệnh viện trung ương đều có khoa phục hồi chức năng (PHCN), 90% bệnh viện đa khoa và 40% bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khoa PHCN; 70% bệnh viện tuyến huyện có khoa PHCN riêng biệt; 95% trạm y tế có phân công cán bộ theo dõi công tác PHCN và NKT. Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng được triển khai rộng khắp tại 51 tỉnh, thành phố với 337 quận, huyện và hơn 4.600 xã, phường trong cả nước, thực hiện hướng dẫn theo dõi sức khỏe của trên 3 triệu NKT. Cung cấp dụng cụ trợ giúp cho hơn 54,6 ngàn lượt NKT.

Bà Phạm Thị Hải Hà – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội phát biểu tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về NKT.

Công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật đã được quan tâm triển khai, từ năm 2011 đến nay đã triển khai 3 chương trình can thiệp phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, bao gồm: Chương trình phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh, sơ sinh và khuyết tật thứ phát; Dự án chăm sóc sức khỏe PHCN đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin gian đoạn 2018-2021, Chương trình mục tiêu dân số.

Về đạo tạo nghề, đã hình thành và phát triển được 3 mô hình đào tạo nghề cho NKT. Trong 10 năm, từ 2011-2021 ước tính trên cả nước đã tổ chức đào tạo nghề cho từ 300.000-350.000 NKT, trong đó trên 213 ngàn NKT được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án. 

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Đồng Nai báo cáo tình hình thực hiện Luật NKT và kiến nghị tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình thực hiện. 

Về việc làm, giai đoạn 2011-2021, trung bình mỗi năm các Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức được khoảng 1.200 phiên giao dịch việc làm, bình quân mỗi phiên giao dịch việc làm thu hút 20-25 doanh nghiệp đã tư vấn việc làm cho trên 2 triệu lượt NKT…

Ngoài ra, NKT còn được quan tâm chăm lo về tinh thần, văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch; về nhà ở, công trình công cộng; trợ giúp pháp lý, bảo trợ xã hội…

Cần điều chỉnh một số quy định phù hợp với thực tiễn hiện nay 

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai cho hay, trong 10 năm thực hiện Luật NKT trên địa bàn tỉnh, Đồng Nai đã thực hiện đầy đủ kịp thời theo các quy định của Trung ương. Ngoài ra trong những năm qua tỉnh Đồng Nai đã xây dựng mức hỗ trợ đối với đối tượng người bảo trợ xã hội nói chung và NKT nói riêng cao hơn mức của Trung ương.  

Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có hơn 50 ngàn NKT, trong đó có hơn 31 ngàn NKT đặc biệt nặng và nặng đã được hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Hàng năm tỉnh đã chi trả và quản lý trợ cấp cho 4/44 ngàn đối tượng là NKT và hộ gia đình chăm sóc NKT, với số tiền khoảng 224 tỷ đồng. Hỗ trợ NKT trong việc làm, đào tạo nghề, các mặt trong đời sống…

Quang cảnh tại buổi hội nghị.

Tuy nhiên, theo bà Hiền, hiện số lượng NKT trên địa bàn tỉnh lớn, vì vậy nhu cầu tìm việc làm rất lớn, nhưng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi nhận NKT đang áp dụng Nghị định số 28/2012 quy định những doanh nghiệp nào nhận trên 30% đối tượng là NKT thì mới được hỗ trợ như giảm thuế… Tuy nhiên với mức quy định 30% NKT làm việc trong một doanh nghiệp là quá lớn, hầu như không có doanh nghiệp nào đạt được mức này, bởi NKT ở rải rác nhiều địa phương. Do vậy tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ LĐTBXH tham mưu cho Chính phủ sửa đổi vấn đề này để hỗ trợ cho doanh nghiệp khi nhận NKT vào làm việc.

Tại hội thảo, các đại biểu đến từ các Bộ, các tỉnh, thành phố cũng đã thảo luận nêu lên những tồn tại trong quá trình thực hiện Luật NKT, như: Một số quy định của Luật NKT chưa đảm bảo sự thống nhất, phù hợp với các Luật mới được Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây; một số quy định của Luật NKT không còn phù hợp với thực tiễn; Một số quy định của Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT ủy quyền cho các Bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn về một số nội dung nhưng đến nay vẫn không thực hiện được.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng nêu lên một số ý kiến như: Cần sửa đổi bổ sung quy định liên quan chính sách khuyến khích, hỗ trợ người sử dụng lao động nhận NKT vào làm việc theo hướng hỗ trợ trên cơ sở từng NKT được nhận làm làm việc ổn định (không quy định định mức 30%); Nghiên cứu bổ sung các quy định liên quan về ưu tiên, hỗ trợ khi sử dụng, tuyển dụng NKT trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp Nhà nước; Các quy định liên quan đến mức lương tối thiểu áp dụng đối với NKT; Có cơ chế đặc thù và có nhiều chính sách hơn nữa để khuyến khích cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã khi tham gia đào tạo nghề cho NKT…

Kết luận hội thảo, bà Phạm Thị Hải Hà nhấn mạnh hiện nay tình hình kinh kế xã hội ngày càng phát triển, một số quy định của Luật NKT không còn phù hợp với thực tiễn. Thông qua các ý kiến đóng góp tại hội thảo, những gì làm tốt chúng ta cần tiếp tục phát huy, còn những quy định chưa phù hợp Bộ LĐTBXH sẽ tổng hợp để trình lên cấp trên nhằm sửa đổi bổ sung cho phù hợp.  

Gia Nhi 

Share with friends

Bài liên quan

10 điểm mới của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024
Trình tự, thủ tục tuyển dụngviên chức từ ngày 12/3/2024
Bãi bỏ 42 thủ tục hành chính, quy trình điện tử lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh
Tổng kiểm kê tài sản công từ ngày 1/1/2025
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025
Một số lưu ý khi xét thi đua, khen thưởng trong ngành y tế
Quy định về giấy tờ nhân thân khi đi máy bay từ 15/2/2024
Một số điểm mới trong quy định về hoạt động tiêm chủng
Thực hiện nghiêm các quy định về thời gian, địa điểm cấm uống, bán rượu bia trong dịp Tết
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài
Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế
Quy định thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh
Nhớ lời Bác dạy về công tác phòng, chống bệnh
5 trường hợp bị từ chối khám chữa bệnh từ ngày 1/1/2024
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và Luật Thi đua khen thưởng 2022 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024
Một số điểm mới về tuyển dụng viên chức kể từ ngày 7/12/2023
Bỏ hình thức thi thăng hạng viên chức từ ngày 7 tháng 12 năm 2023
Chính sách mới tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT
Chính sách khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo
Một số điểm mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN