Dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Hiện vắc xin vẫn là biện pháp hữu hiệu, yếu tố quyết định trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19.

Tiêm chủng vắc xin phòng phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe trẻ em, giúp giảm đi gánh nặng bệnh tật liên quan đến COVID-19 không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà cả tương lai sau này.

Lợi ích và tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em

Ở trẻ lứa tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi khi mắc COVID-19 thường ít có triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Một số trẻ có bệnh lý nền hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu khi mắc COVID-19 triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài hơn. Bên cạnh đó, các di chứng hậu COVID-19, có thể bao gồm các biến chứng về sức khỏe thể chất và tâm thần có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ, trong đó có hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) gây ra tình trạng viêm khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn của trẻ như tim, mạch máu, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiêm vắc xin COVID-19 không những giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp giảm sự lây nhiễm trong gia đình và cộng đồng, nhất là gia đình có người thân thuộc nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ có thai,…). 

Giống như mọi loại vắc xin  khác, vắc xin COVID-19 cũng không có hiệu quả tuyệt đối. Một vài trẻ vẫn có khả năng mắc COVID-19 dù đã tiêm phòng, nhưng thường triệu chứng nhẹ và nhanh khỏi, ít có biến chứng nặng. 

Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có tác dụng phụ thường nhẹ hoặc trung bình và hết trong vài ngày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng (như phản ứng dị ứng nghiêm trọng và viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim…) là rất hiếm.

Lợi ích của tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã được đánh giá là lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ em từ 5 tuổi trở lên đi tiêm chủng đầy đủ.

Loại vắc xin và thời gian tiêm chủng

Ngày 1/3/2022, Bộ Y tế đã đánh giá vắc xin Pfizer-BioNTech/Comirnaty COVID-19 là an toàn và đã phê duyệt tiêm chủng vắc xin này nhằm ngăn ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến 11 tuổi theo quyết định số 457/QĐ-BYT. Sau đó, ngày 31/3/2022, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế ban hành Công văn số 2308/QLD-KD về việc mở rộng chỉ định cho trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi của vắc xin Spikevax, hay còn gọi là vắc xin Moderna. Liều lượng theo độ tuổi tương ứng, như vậy:

+ Đối với vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi

+ Đối với vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi

Mũi 2 với mũi 1 và cách ít nhất 4 tuần.

Trẻ đã mắc COVID-19 thì tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng.

Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể sinh ra kháng thể để phòng bệnh COVID -19. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tiêm vắc xin mũi 2 có trễ hạn một vài tuần cũng không ảnh hưởng, bởi sau khi tiêm mũi 2 thì vắc xin vẫn phát huy hiệu quả và không phải tiêm lại từ đầu. 

Để bảo vệ sức khỏe của con em chúng ta, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng thường xuyên và tiêm vắc xin phòng COVID-19 bởi tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng. 

CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN