Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Bệnh thường gây đau bụng, co thắt, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo hoặc táo lỏng xen kẽ. Đây là một tình trạng mạn tính cần phải kiểm soát dài hạn.

Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, bị tái đi tái lại nhiều lần nhưng không có thương tổn về giải phẫu (không u, không viêm loét…) cũng như tổ chức sinh hóa ở ruột. Hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích chưa rõ ràng. Có một số yếu tố được cho là điều kiện thuận lợi để khởi phát bệnh:

Do tình trạng suy nghĩ lo âu;
Căng thẳng thần kinh quá nhiều;
Một số loại đồ ăn không phù hợp;
Do nhiễm khuẩn đường ruột;
Do dùng kháng sinh kéo dài hay thay đổi thời tiết;
Liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt…

2. Ai có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích?

Những người dưới tuổi 45;
Người thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc trong trạng thái tinh thần không ổn định;
Nữ giới;
Người có tiền sử trong gia đình có người bị hội chứng ruột kích thích...

3. Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hoá.

- Đau bụng: Bệnh nhân thường đau quặn cơn, cũng có khi đau âm ỉ, tức nặng dọc khung đại tràng;

- Rối loạn tiêu hoá: bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, táo hoặc táo lỏng xen kẽ, thường có nhầy trong phân nhưng không có máu.

- Ngoài ra, còn có thể có một số triệu chứng khác như: Đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều…

Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống: khi ăn các thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Nếu biết mà kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.

Đau quặn bụng là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích.

4. Cần làm gì khi hội chứng ruột kích thích?

Ngay khi có triệu chứng hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài dễ gây thành mạn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Cần đặc biệt lưu ý khi rối loạn tiêu hóa đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: sút cân, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu, đại tiện máu… Khi đó người bệnh cần đi khám ngay vì rất có thể đây là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư đại trực tràng.

Trường hợp rối loạn tiêu hóa xảy ra ở người trên 50 tuổi; Các triệu chứng mới xuất hiện trong thời gian gần đây, xuất hiện liên tục (trong khi hội chứng ruột kích thích thường là rối loạn kéo dài, dai dẳng, từng đợt); Người có tiền sử trong gia đình có người bị ung thư đại trực tràng… cũng là các yếu tố nguy cơ mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý và đi khám để được chẩn đoán và chữa trị bệnh sớm.

5. Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Các biện pháp góp phần làm giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích:

Có chế độ ăn uống hợp lý

Cần ăn uống điều độ: ăn vào thời gian cố định trong ngày, không bỏ bữa.
Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: rau củ quả…
Nên tránh các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, bơ, sữa…
Cần lưu ý để tránh các thực phẩm không phù hợp với cơ địa từng người.
Nên uống đủ nước: Trung bình khoảng 2lít/ngày cho người trưởng thành.
Tránh các đồ uống có gas và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm trầm cảm và căng thẳng, kích thích đường ruột co thắt bình thường và từ đó có thể giúp cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

Trong trường hợp có vấn đề về sức khoẻ, nên tham khảo bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp hàng ngày

Tránh căng thẳng, stress

Căng thẳng, lo lắng cũng là một yếu tố khởi phát hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, để giảm nguy cơ này, nên tập kiểm soát cảm xúc, không để bị trầm cảm, căng thẳng quá mức. Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức để phòng bệnh.

BS. Nguyễn Duy Hưng
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Share with friends

Bài liên quan

Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết
[Video] Tăng huyết áp ở người cao tuổi – kẻ giết người thầm lặng

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN