Được xem là cơ sở y tế gần dân nhất nhưng nhiều Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT).

Nhiều trường hợp người dân đến trạm y tế nhưng lại không được KCB BHYT, phải chuyển lên tuyến trên với chi phí đi lại, điều trị cao, tốn nhiều thời gian hơn. 

Nhiều trạm y tế chưa có bác sĩ đa khoa

Theo thống kê của Sở Y tế, nhiều trạm y tế trong tỉnh đang thiếu bác sĩ theo chức danh và vị trí việc làm. Đến nay, mới chỉ có 146/170 trạm y tế có bác sĩ định biên, còn 24 trạm y tế chưa có. Một số trạm y tế chỉ có bác sĩ y học cổ truyền, bác sĩ y học dự phòng, không có bác sĩ đa khoa nên gặp khó khăn trong việc ký toa thuốc KCB BHYT. Đơn cử như  H.Vĩnh Cửu, hiện chỉ có 2/12 trạm y tế có thể triển khai KCB BHYT (xã Vĩnh Tân và xã Bình Lợi).

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, Trưởng Trạm y tế xã Tân Bình cho biết, với những trạm chỉ có bác sĩ y dược cổ truyền, dự phòng, y sĩ đa khoa như Tân Bình không được Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh ký hợp đồng KCB BHYT, mặc dù những bác sĩ, y sĩ này đã có chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động chuyên môn được quy định.

Cụ thể, bác sĩ y học cổ truyền thực hiện KCB bằng y học cổ truyền; bác sĩ dự phòng phát hiện và xử trí các bệnh thông thường, xử trí một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng; y sĩ đa khoa thực hiện sơ cấp cứu ban đầu, KCB thông thường tại trạm y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27-5-2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ.

BS Hồ Văn Hoài, Giám đốc Trung tâm Y tế H.Vĩnh Cửu cho hay, những quy định hiện hành liên quan đến KCB BHYT ở trạm y tế tuyến xã đang gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các trạm. Đặc biệt, người dân, nhất là những người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện như: Mã Đà, Phú Lý… chịu nhiều thiệt thòi. 

Sơ cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân tại Trạm y tế xã Thanh Sơn (H.Định Quán). 

“Bệnh nhân đến trạm nhưng không được KCB BHYT dẫn đến chán nản, phải chuyển lên tuyến trên, vừa tốn thời gian, công sức, tiền bạc, vừa không được KCB kịp thời. Họ chỉ đến trạm một lần và lần sau sẽ không đến nữa. Bác sĩ không phải bác sĩ đa khoa, y sĩ tại trạm không được KCB, không có bệnh nhân để thực hành tay nghề chuyên môn cũng dần bị “thui chột” kiến thức, kỹ năng, cũng chán nản rồi xin nghỉ việc. Vòng tròn luẩn quẩn đã nhiều năm nay chưa có lời giải do việc tuyển dụng bác sĩ về huyện gặp rất nhiều khó khăn” - bác sĩ Hoài chia sẻ.

Tiền công khám BHYT quá thấp

Y sĩ Nguyễn Thất Sơn, Trưởng Trạm y tế xã Lộ 25 (H.Thống Nhất) nói: “Trạm hiện chỉ có 1 bác sĩ nhưng đi họp liên tục. Do đó, việc khám bệnh tại trạm giao lại cho y sĩ”.

Trước đây, y sĩ đông y KCB được BHYT chi trả cho một số thủ thuật nhưng đến nay BHXH không thanh toán chi phí KCB BHYT cho y sĩ, dù y sĩ đông y thực hiện được một số thủ thuật như điện châm, bấm huyệt. Trong khi đó, người dân điều trị bằng đông y hầu hết là những người cao tuổi, có hoàn cảnh khó khăn, mua thẻ BHYT với mong muốn được KCB BHYT tại trạm, nơi gần dân nhất. Nhưng nếu người dân đến trạm y tế mà không được KCB BHYT sẽ rất thiệt thòi. 

Hiện nay, tiền công khám BHYT cho một lần khám tại trạm là 27,5 ngàn đồng. Trừ đi các khoản chi phí khác, chỉ còn lại 2 ngàn đồng. Trong khi lương của nhân viên y tế tại trạm rất thấp, số tiền công khám BHYT tại trạm không còn được bao nhiêu, dẫn đến nhiều nhân viên y tế nghỉ việc.

“Chúng tôi kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét lại việc trả tiền công KCB BHYT tại trạm y tế. Qua đó, giúp các trạm y tế có thêm khoản thu nhằm nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế, ngăn làn sóng nhân viên y tế các tuyến nghỉ việc như hiện nay” - y sĩ Sơn đề xuất.

Còn lãnh đạo Trạm y tế xã Phú Thanh (H.Tân Phú) nêu thực tế, có những người dân có thẻ BHYT với nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu ở các bệnh viện ngoài huyện nhưng đến khi KCB tại trạm y tế thì không được hưởng dù số thuốc nếu được BHYT chi trả không nhiều. 

“Một bác sĩ đa khoa trong một tháng có thể khám được từ 500-1.000 bệnh nhân, nhưng nay có rất ít người dân đến trạm y tế để khám bệnh do vướng mắc một số vấn đề liên quan đến KCB BHYT. Chúng tôi kiến nghị BHXH tỉnh và Sở Y tế kiến nghị với cấp quản lý cao hơn để tháo gỡ vấn đề này, đề nghị cho phép người dân mua thẻ BHYT có nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu dù ở tuyến nào cũng có thể KCB BHYT tại trạm y tế. Bên cạnh đó, cần bổ sung danh mục thuốc tại trạm y tế vì hiện nay ở trạm có rất ít thuốc” - BS Mai Văn Quang, Trưởng Trạm y tế Phú Thanh nói.

BS Hoàng Thông, Trưởng Trạm y tế P. Tam Hiệp (TP. Biên Hoà) cũng cho biết, thế mạnh của trạm y tế là khám chữa bệnh YHCT, hiện trạm có 9 danh mục khám và điều trị bằng phương pháp YHCT với đầy đủ trang thiết bị, máy móc có thể thực hiện châm cứu, bấm huyệt…để điều trị cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, rối loạn tiền đình. Tuy nhiên do không được thanh toán BHYT, nên từ đầu năm đến nay chỉ có khoảng 10 bệnh nhân đến điều trị và đều phải tự chi trả, những y sĩ ở trạm đều có chứng chỉ hành nghề YHCT nhưng không được làm chuyên môn nên rất phí. Vì vậy hoạt động khám chữa bệnh YHCT chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn người bệnh cách sử dụng một số cây thuốc đông y hoặc chỉ cấp một số thuốc YHCT khi bệnh nhân đến khám chữa bệnh đa khoa. 

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?
Tiếp tục ghi nhận ổ dịch dại trên chó
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành
Yêu thương gửi trọn trong từng suất cơm không đồng
Phối hợp thực hiện tốt tiến độ đầu tư các dự án y tế trên địa bàn tỉnh
Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024
Đồng Nai và Trường Đại học Y dược Cần Thơ phối hợp đào tạo nhân lực y tế
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ghép da thành công cho bệnh nhân bị hoại tử da do rắn cắn
[Video] Bệnh suy tim nguy hiểm – Đừng chủ quan!
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương thể thao
Điều trị thành công bệnh nhân lớn tuổi bị u Lympho không Hodgkin dẫn đến suy gan, suy thận nặng
Phẫu thuật thành công trường hợp sa trực tràng nặng
Trạm y tế xã Trị An nỗ lực thực hiện tốt công tác tiêm chủng
Hướng dẫn sử dụng thuốc đái tháo đường và xử trí hạ đường huyết tại nhà
Phẫu thuật thành công thay khớp háng lần 2 cho bệnh nhân lớn tuổi
Tập huấn Kỹ năng truyền thông về dân số
Định Quán đồng loạt tổ chức tuyên truyền vận động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN