Bệnh quai bị (còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút quai bị gây nên. Bệnh lưu hành ở khắp nơi trên thế giới, tại Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm.

Tại Đồng Nai, năm 2022 ghi nhận 91 trường hợp mắc bệnh quai bị, trong đó số mắc cao nhất là tại thành phố Biên Hòa với 40 ca bệnh, không có trường hợp nào biến chứng nặng hay tử vong do bệnh quai bị; tháng 1-2023 toàn tỉnh ghi nhận 3 ca bệnh tại thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành và huyện Thống Nhất.

Bệnh hay gặp ở lứa tuổi học đường và hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên tại các trường mẫu giáo, trường học, đơn vị tân binh,… Hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm vắc xin phòng bệnh trước đó. Trẻ em dưới 2 tuổi và người già rất ít khi bị bệnh. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền tồn tại nhiều năm và rất hiếm khi tái phát.

Phương thức lây truyền: Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút có trong nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện... Người lành hít phải trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh.  

Triệu chứng điển hình của bệnh quai bị: sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C - 40°C, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau, làm cho việc nhai và nuốt đau đớn…Tiếp theo, người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn (ở nam giới, khoảng 20-30%), viêm buồng trứng (ở nữ giới, khoảng 5%). Viêm tinh hoàn do quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên mới trưởng thành. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên (ít gặp viêm 2 bên), tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tuỵ, viêm não, màng não... 

Biến chứng: Đa số các trường hợp đều tự hồi phục không có biến chứng. Tỷ lệ chết do quai bị rất thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não - màng não hoặc viêm nhiều tuyến. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non, ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay các em học sinh đã quay lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2023, các đơn vị quân đội cũng tiếp nhận các tân binh về học tập và rèn luyện,… việc học tập, sinh hoạt chung trong môi trường đông người rất thuận lợi để vi rút quai bị lây lan, gây thành dịch nếu có 1 trường hợp bị bệnh quai bị. Đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó, bệnh quai bị hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, nâng đỡ cơ thể, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não... Chính vì thế việc chủ động phòng bệnh rất quan trọng.

Để chủ động phòng chống bệnh quai bị, người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị: đây là biện pháp dự phòng chủ động, an toàn nhất đối với bệnh quai bị. Vắc xin quai bị có hiệu lực bảo vệ đạt trên 95%, gây được miễn dịch lâu bền. Có thể tiêm vắc xin quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch, đặc biệt những người làm việc trong các nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, trường phổ thông, nhân viên khoa lây của bệnh viện. Trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay trong vòng 72 giờ để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. 

2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.

3. Khi có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác. 

4. Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.

BS.Hồ Thị Hồng

CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết
[Video] Tăng huyết áp ở người cao tuổi – kẻ giết người thầm lặng

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN