Bộ Y tế vừa ban hành công văn hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục cập nhật và ban hành các văn bản hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng trên cơ sở hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. 

Khẩn trương triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn

Để thuận lợi trong quá trình tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng và trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại - mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022, bảo đảm an toàn, hiệu quả. 

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm mũi 3 vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 -17 tuổi. 

Văn bản của Bộ Y tế nêu rõ việc tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; 

Viên chức - NLĐ CDC Đồng Nai tiêm vắc xin COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).

Người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua); người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao. 

- Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc xin Sputnik V. 

- Vắc xin tiêm là loại vắc xin cùng với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA; hoặc vắc xin Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell). 

- Khoảng cách: tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng. 

- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. 

- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

Tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3) (không tính liều bổ sung):

- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vaccine và mũi bổ sung nếu có) 

- Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin Astrazeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc xin mRNA. 

- Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. 

- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Đối với vắc xin Moderna tiêm liều 0,25ml (1/2 liều cơ bản). 

- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định

Về tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4):

- Đối tượng: người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp. 

- Loại vắc xin để tiêm là vắc xin mRNA (vaccine Pfizer hoặc Moderna); vắc xin AstraZeneca; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1); 

- Khoảng cách: ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1). 

- Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: tiêm sau khi mắc COVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3. 

Tiêm liều nhắc lại (mũi 3) cho người từ 12 - 17 tuổi:

- Đối tượng: trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (Mũi 1 và Mũi 2) 

- Loại vắc xin để tiêm là vắc xin Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. 

- Liều lượng: liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên 

- Khoảng cách: ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (Mũi 2) 

- Người đã mắc COVID-19: tiêm sau khi mắc COVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng. 

Tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi:

Loại vắc xin để tiêm là cùng loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. Liều lượng theo độ tuổi tương ứng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong đó: 

+ Đối với vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi 

+ Đối với vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi 

- Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19: tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng. 

 Bộ Y tế nêu rõ các nội dung về hướng dẫn tại văn bản mới này thay thế các nội dung hướng dẫn chuyên môn tại Công văn số 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 về việc hướng dẫn tiêm liều cơ bản và nhắc lại;

Công văn số 508/BYT-DP ngày 28/01/2022 về việc hướng dẫn tiêm liều cơ bản và nhắc lại;

Công văn số 1506/BYT-DP ngày 25/3/2022 về việc hướng dẫn tiêm liều cơ bản và nhắc lại;

Công văn số 1535/BYT-DP ngày 28/3/2022 về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi;

Công văn số 1848/BYT-DP ngày 13/4/2022 về việc tiêm cho người đã mắc COVID-19;

Công văn số 2357/BYT-DP ngày 9/5/2022 về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4);

Công văn số 3181/BYT-DP ngày 17/6/2022 về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi.

PV

Share with friends

Bài liên quan

Ghi nhận liên tiếp 2 ổ dịch dại trên chó hoang
Đồng Nai phấn đấu đạt 96% dân số tham gia BHYT vào năm 2025
Ngày Trái đất 22/4: Vì hành tinh không 'ô nhiễm trắng'
Hội thảo cập nhật các tiến bộ trong siêu âm sản phụ khoa
[Video] Tọa đàm: Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?
Tiếp tục ghi nhận ổ dịch dại trên chó
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
[Video] Máy tạo nhịp – Cứu tinh của bệnh rối loạn nhịp chậm
Ghi nhận thêm ổ dại trên chó tại huyện Long Thành
Yêu thương gửi trọn trong từng suất cơm không đồng
Phối hợp thực hiện tốt tiến độ đầu tư các dự án y tế trên địa bàn tỉnh
Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm 2024
Đồng Nai và Trường Đại học Y dược Cần Thơ phối hợp đào tạo nhân lực y tế
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Ghép da thành công cho bệnh nhân bị hoại tử da do rắn cắn
[Video] Bệnh suy tim nguy hiểm – Đừng chủ quan!
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương thể thao
Điều trị thành công bệnh nhân lớn tuổi bị u Lympho không Hodgkin dẫn đến suy gan, suy thận nặng
Phẫu thuật thành công trường hợp sa trực tràng nặng
Trạm y tế xã Trị An nỗ lực thực hiện tốt công tác tiêm chủng

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN