Khi dịch bệnh tiếp tục lây lan, virus càng có nhiều hơn cơ hội để biến đổi, Delta có thể sẽ không phải là biến thể cuối cùng.

Trong quá trình nhân lên của virus sẽ có thể xuất hiện đột biến trong cấu trúc di truyền, khi những đột biến này đa phần không có ý nghĩa khi không làm thay đổi mã di truyền của virus tuy nhiên chỉ cần ít nhất một mã di truyền thay đổi đã đủ tiêu chuẩn thành biến thể.

Khi virus càng nhân lên nhiều càng có nhiều cơ hội xuất hiện đột biến.

Theo chia sẻ từ các chuyên gia không phải tất cả các biến thể đều trở nên nguy hiểm hơn so với bản thể gốc ban đầu. 

Theo đó, bên cạnh các "biến thể đáng quan ngại" theo hệ thống phân loại của WHO là Alpha, Beta, Gamma và Delta thì cũng đã ghi nhận nhiều biến thể làm cho virus lây lan khó hơn hay thậm chí là chết yểu do không thoát nổi khỏi tế bào chủ được.

Bên cạnh các "biến thể đáng quan ngại", các "biến thể cần quan tâm" cũng đã ghi nhận các trường hợp các biến thể Eta, Iota, Kappa và Lambda. 

Theo chia sẻ từ Giáo sư Nick Loman tại Đại học Birmingham (Anh) trên trang Reuters, virus SARS-CoV-2 đã có sự tiến hóa đáng kinh ngạc với khả năng xâm nhập vào tế bào người và thích ứng trên các vật chủ.

Theo thống kê từ WHO tính đến ngày 5/8 trên toàn cầu đã có 200.174.883 ca mắc COVID-19 với 4.255.892 trường hợp tử vong đã được ghi nhận.

 Đồng thời số ca mắc đã tăng lên trung bình 540.000 ca/ngày và gần 70.000 tử vong/tuần trên toàn cầu. 

Sự gia tăng này xảy ra tương tự như tại đỉnh dịch vào năm ngoài, thời điểm xuất hiện 4 biến thể của SARS-CoV-2 với khả năng lây lan cao.

Trước khả năng lây lan nhanh của biến thể Delta, WHO cảnh báo thế giới đang đối mặt với nguy cơ đánh mất những thành tựu trong công tác phòng chống dịch vốn rất khó khăn mới giành được trong thời gian qua, đồng thời khẳng định các loại vắc xin do WHO phê chuẩn vấn có hiệu quả đối với dịch bệnh.

Về phía các nhà khoa học, các cảnh báo từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực dịch tễ từ nhiều quốc gia trên thế giới đã liên tục cảnh báo. 

Khi virus lây lan càng nhiều sẽ càng biến đổi và Delta có thể không phải là biến thể cuối cùng cũng như hoàn toàn có thể xuất hiện một biến chủng mới trong tương lai chứ không chỉ dừng lại ở COVID-19.

Theo SK&ĐS

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ
Chế độ ăn uống, tập luyện phòng bệnh tim mạch
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN