Vi rút cúm luôn biến đổi và đáp ứng miễn dịch của cơ thể sau tiêm phòng cúm giảm dần theo thời gian, đó là lý do tại sao vắc xin cúm cần được cập nhật và nên tiêm phòng hàng năm.

Cúm là một bệnh về đường hô hấp rất dễ lây lan do vi rút cúm gây ra, được chia thành 3 type A, B và C. Những loại chính này được chia nhỏ thành nhiều chủng phụ. 

Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, gồm: sốt, ho, hắt xì, đau đầu, mệt mỏi... Ở trẻ nhỏ hoặc những người có bệnh mạn tính kèm theo có thể bị bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản phổi… 

Vắc xin phòng bệnh cúm an toàn và hiệu quả

Tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm và những biến chứng của cúm, đặc biệt ở trẻ em. Cụ thể: 

Giảm 36% nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ.

Giảm 33% nguy cơ viêm đường hô hấp trên và giảm 22% viêm đường hô hấp dưới ở trẻ 2–5 tuổi.

Giảm 41% nguy cơ xảy ra cơn hen kịch phát ở trẻ bị hen.

Giảm 63% nhiễm cúm ở trẻ sơ sinh.

Giảm 36% bệnh hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh và bà mẹ…

Vắc xin cúm được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người già. Việc tiêm ngừa cúm đặc biệt cần thiết cho các đối tượng nguy cơ cao bị biến chứng nặng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và người mắc bệnh mạn tính (Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, xơ gan, ung thư giai đoạn muộn, các tình trạng suy giảm miễn dịch...). 

Tiêm phòng vắc xin cúm cho trẻ tại CDC Đồng Nai.

Hiện nay, tại Việt Nam có 4 loại vắc xin ngừa cúm:

- Vaxigrip Tetra (Pháp), 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến người già.

- Influvac Tetra (Hà Lan), 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người già.

- GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc), 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến người già.

- Ivacflu-S (Việt Nam), 3 chủng, tiêm cho người từ 18 – 60 tuổi.

Các loại vắc xin này đều là loại bất hoạt. Nghĩa là vi rút cúm được tiêu diệt bằng nhiệt, hóa chất, tia xạ… sau đó tách ra lấy một phần nhỏ chứa kháng nguyên, dùng làm nguyên liệu sản xuất vắc xin. Phương thức sản xuất này mang lại hiệu quả phòng bệnh cao và rất an toàn.

Sau khi tiêm vắc xin, một số ít trường hợp có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm như: Sốt nhẹ, khó chịu, sưng tại chỗ tiêm, đau cơ… Các triệu chứng này thường tự hết trong 1-2 ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Công thức cúm trong vắc xin ngừa cúm luôn bao gồm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 1 hoặc 2 chủng cúm B. Công thức này có thể thay đổi hàng năm dựa vào kết quả phân tích về vi rút cúm của WHO, với hơn 100 trung tâm thu thập thông tin, đặt khắp nơi trên thế giới.

Tiêm ngừa cúm ngăn ngừa được 90% - 98% nguy cơ mắc cúm đối với 4 chủng vi rút có trong thành phần vắc xin, ngăn ngừa được 60-80% nguy cơ nhiễm bệnh chung, tùy thuộc độ tuổi và khu vực lưu hành dịch.

Nếu đã hoặc vừa mới nhiễm cúm, có nên tiêm không?

Vẫn nên tiêm, vì khi mắc chúng ta chỉ có đáp ứng miễn dịch với 01 chủng vi rút, mà vi rút cúm có rất nhiều chủng khác nhau.

Tóm lại, người dân nên tiêm vắc xin cúm hàng năm để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Cập nhật các loại vắc xin tại CDC Đồng Nai: http://dongnaicdc.vn/cap-nhat-cac-loai-vac-xin-va-bang-gia

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN